Xử lý rác thải pin mặt trời: Cần hoàn thiện hành lang pháp lý

Năng lượng mặt trời phát triển ồ ạt trong những năm gần đây.
Năng lượng mặt trời phát triển ồ ạt trong những năm gần đây.
(PLVN) - Mặc dù điện năng lượng mặt trời đang phát triển mạnh ở Việt Nam những năm gần đây, pháp luật hiện hành vẫn thiếu những tiêu chuẩn, quy định cụ thể để xử lý rác thải điện năng lượng mặt trời.

Điện mặt trời mái nhà “bùng nổ”

Điện mặt trời mái nhà “bùng nổ” ở Việt Nam trong khoảng hai năm gần đây. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thống kê, tính đến đầu tháng 23/9/2020, cả nước đã có tổng cộng 51.769 hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) với tổng công suất là 1.355 MWp được lắp đặt và đưa vào vận hành. Với những con số này, Việt Nam hiện đang vượt qua Thái Lan để trở thành thị trường điện năng lượng mặt trời tiềm năng nhất ở Đông Nam Á.

Ông Sơn Bùi – Giám đốc Marketing & PR tại Shire Oak International – một công ty đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam hiện sở hữu hơn 720 dự án ĐMTMN tại Việt Nam cho biết: “Khi lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà, chúng sẽ chuyển đổi quang năng thành điện năng một cách hoàn toàn yên tĩnh và không xả thải.

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Trong vòng 30 năm, lợi ích khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 1 MW tương đương với việc trồng 120,000 cây xanh”.

Về lợi ích sử dụng, điện mặt trời góp phần hạn chế sự phát triển của các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. Mặt khác, phần mái được cách nhiệt bằng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời còn giúp giảm nhiệt cho cơ sở được lắp đặt. Bên cạnh đó, phát triển điện mặt trời áp mái góp phần giảm áp lực lên phụ tải lưới điện, tiết kiệm chi phí phát triển đường dây truyền tải…

Bên cạnh đó, khi so sánh với khu vực miền Nam thì miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng có số giờ nắng trong năm thấp hơn. Tuy vậy, so sánh với Vương Quốc Anh – nơi vốn có số giờ nắng trong năm thấp hơn khu vực miền Bắc rất nhiều, nhưng năng lượng mặt trời vẫn phát triển rất mạnh mẽ tại đây. Do vậy, phát triển điện mặt trời tại miền Bắc vẫn có nhiều tiềm năng ngay cả khi điều kiện tự nhiên chưa lý tưởng.

Mặt khác, thành phần cấu tạo nên một tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm: 76% glass, 10% plastic, 8% aluminium, 5% silicon, 1% metal. Trên lý thuyết, những nguyên vật liệu này có thể tái chế hoàn toàn 100% và không gây hại đến môi trường.

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm

Rác thải điện năng lượng mặt trời đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều quốc gia phát triển hiện nay. Đơn cử, điện năng lượng mặt trời bắt đầu “bùng nổ” tại Úc từ năm 2009, đến nay nhiều tấm pin mặt trời đã ngừng hoạt động. Các chuyên gia môi trường tại nước này dự đoán rác thải ĐMTMN sẽ tăng mạnh kể từ năm 2025.

Đến năm 2050, dự kiến lượng rác thải ĐMTMN ở nước này có thể đạt tới 1.500 nghìn tấn. Nói cách khác, các tấm pin điện mặt trời hết hạn sẽ tạo ra một “núi” chất thải nguy hại tại nước này trong vài thập kỷ tới, nếu không được xử lý sớm. Được biết, tuổi thọ của pin năng lượng mặt trời có thể kéo dài đến 30 năm, hiện nay công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời đang phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu do nguồn nguyên liệu đầu vào lớn và ổn định.

Còn Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển điện mặt trời, do đó nguồn cung không ổn định cho một dây chuyền tái chế hiện đại. Hơn nữa, pháp luật hiện hành vẫn thiếu các tiêu chuẩn, quy định cụ thể để xử lý rác thải điện năng lượng mặt trời, cũng như các chính sách hỗ trợ và sáng kiến để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp tái sử dụng, tân trang, tái chế các tấm pin mặt trời.

Theo TS. Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh (CEGR): “Từ 2018-2020, chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ dự án ĐMTMN vì lí do phân tán và cắt giảm phụ tải. Tuy nhiên, trên thực tế đã nhiều bất cập, một số địa phương, nhà đầu tư, cá nhân đã lạm dụng và làm méo mó chính sách này”.

Mặt khác, kể cả khi có những quy định hướng dẫn cụ thể về tái chế pin điện mặt trời hết hạn, thì lại có một thách thức lớn khác. Đó là việc vứt những tấm pin cũ, hỏng, hết hạn tới các bãi chôn lấp rác sẽ tiêu tốn chi phí thấp hơn và được ưu tiên hơn, nếu các bãi chôn lấp vẫn được cho phép nhận tất cả các loại rác thải.

Từ đó cho thấy, việc tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn đối với rác thải điện năng lượng mặt trời sẽ cần sự cam kết mạnh mẽ từ các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật. Đầu năm nay, Thủ tướng đã quyết định giao cho Bộ KH-CN nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về tấm pin quang điện cũng như phương án xử lý các tấm pin sau khi dự án hết thời hạn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng cho biết, hiện nay tất cả các chủ đầu tư đều phải chịu trách nhiệm về xử lý các tấm pin quang điện. Còn theo ông Sơn Bùi, hiện Shire Oak International và nhiều công ty phát triển năng lượng mặt trời khác cũng đang phát triển đội ngũ nghiên cứu áp dụng công nghệ tái chế tiên tiến này tại Việt Nam. Khi nhu cầu của thị trường đủ lớn, thì nhà máy tái chế cũng là nguồn lợi khổng lồ. 

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.