Mới giải ngân được 51% kế hoạch, Vĩnh Phúc ban hành chỉ thị 'thúc' tiến độ

Dự án cầu vượt đường sắt nút giao Nguyễn Tất Thành, thành phố Vĩnh Yên đang được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện. (Ảnh minh họa: Lương Giang)
Dự án cầu vượt đường sắt nút giao Nguyễn Tất Thành, thành phố Vĩnh Yên đang được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện. (Ảnh minh họa: Lương Giang)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND Về tăng cường công tác quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư công (ĐTC) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có nêu các mốc thời gian phải hoàn thành tiến độ giải ngân…

Phấn đấu tăng tỷ lệ giải ngân gần 45% trong 4 tháng

Chỉ thị nêu rõ, năm 2024 là năm thứ tư triển khai kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, năm tăng tốc và bứt phá để thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh, nên việc triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch ĐTC năm 2024 có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo thuận lợi để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được 9, tháng đầu năm 2024, việc triển khai thực hiện ĐTC trên địa bàn Vĩnh Phúc còn một số tồn tại, hạn chế như: Kết quả giải ngân 9 tháng đầu năm đạt 51% so với kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết, chưa đạt yêu cầu đề ra theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 1075/UBND-KT5 ngày 20/02/2024 về việc khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn kế hoạch ĐTC năm 2024...

Trong “bức tranh” giải ngân chung đó, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông biểu dương các huyện có kết quả giải ngân tốt như: UBND các huyện: Bình Xuyên (97,6%), Yên Lạc (90,5%). Đồng thời phê bình Ban Quản lý Đầu tư xây dựng cấp tỉnh và UBND TP Phúc Yên có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông

Dự báo các tháng cuối năm 2024 còn nhiều khó khăn, thách thức, để phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các Chủ đầu tư dự án ĐTC trên địa bàn tỉnh cần nỗ lực cao nhất, quyết liệt thực hiện, giải ngân vốn ĐTC năm 2024.

Chỉ thị cũng nêu rõ: Mục tiêu chung đối với từng chủ đầu tư, từng địa phương Kế hoạch vốn ĐTC năm 2024, kế hoạch vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 (nếu có) phải hoàn thành giải ngân trước ngày 31/12/2024, trong đó từng chủ đầu tư, từng huyện, thành phố 2 phải giải ngân kế hoạch vốn do mình quản lý đảm bảo theo các mốc thời gian giải ngân.

Cụ thể: Đến ngày 30/10/2024, giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn được giao; Đến ngày 30/11/2024, giải ngân đạt tối thiểu 75% kế hoạch vốn được giao; Đến ngày 31/12/2024, giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn được giao (trong đó vốn kéo dài phải đạt 100%); Đến hết ngày 31/01/2025: Giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao.

Đối với từng nhóm dự án, Chỉ thị lưu ý, tất cả các chương trình, dự án phải hoàn thành giải ngân toàn bộ vốn ĐTC năm 2024, vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 (nếu có) trước ngày 31/12/2024, trong đó phải đảm bảo các mốc thời gian giải ngân…

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương…

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tại Chỉ thị, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm các quy định trong quản lý, đấu thầu, phân bổ, sử dụng, thanh toán vốn ĐTC...;

Chủ động chỉ đạo rà soát, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về ĐTC trên địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi nhất là giám sát, giao kế hoạch vốn ĐTC, giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng xây dựng cơ bản, tạm ứng, tạm ứng quá hạn… việc thực hiện các kết luận của Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước…

Kiên quyết không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản; triển khai nghiêm túc kế hoạch thực hiện, giải ngân đã báo cáo, cam kết. Thực hiện điều chỉnh, điều hòa linh hoạt vốn theo quy định (trước 15/11/2024) để đảm bảo đẩy 3 nhanh tiến độ giải ngân; phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC đến 31/01 năm sau đạt trên 95% kế hoạch năm được giao

Chỉ tịch tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhấn mạnh, căn cứ theo phân cấp, thẩm quyền, các huyện, thành phố khẩn trương rà soát và hoàn chỉnh kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025 của các cấp trong năm 2024, rà soát thứ tự ưu tiên, đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; tập trung nguồn lực cho các dự án dở dang, dự án chuyển tiếp quan trọng có khả năng hoàn thành ngay trong năm; kiên quyết cắt giảm các dự án khởi công mới chưa thực sự cần thiết...

Dự án cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành sử dụng vốn đầu tư công đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: UBND tỉnh Vĩnh PhúcDự án cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành sử dụng vốn đầu tư công đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch vốn ĐTC có dự án sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn; không giải ngân hết kế hoạch vốn ĐTC được giao mà không do các nguyên nhân khách quan, phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Đặc biệt, Chỉ thị nhấn mạnh về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, Chủ tịch tỉnh nghiêm cấm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu làm ảnh hưởng tới công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh. Về giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm trong đấu thầu, người có thẩm quyền, chủ đầu tư/bên mời thầu chịu trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu theo đúng trình tự, thẩm quyền và thời gian quy định tại Điều 91 và 92 Luật Đấu thầu 2013; không đẩy trách nhiệm xử lý kiến nghị trong đấu thầu thuộc thẩm quyền của mình cho cơ quan cấp trên.

Về trách nhiệm quản lý và theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đấu thầu, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu người có thẩm quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tuyệt đối không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để can thiệp bất hợp pháp vào quá trình lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư/bên mời thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; thường xuyên nắm bắt thông tin, phản ánh, kiến nghị về các hành vi tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu để kịp thời xác minh, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và đăng tải công khai các hành vi vi phạm theo đúng quy định.

Sở KH&ĐT và các cơ quan liên quan được giao thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu thầu trên địa bàn theo kế hoạch, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các sai phạm trong hoạt động đấu thầu; tăng cường kiểm tra các gói thầu quy mô lớn, phức tạp, các gói thầu thực hiện chỉ định thầu, các gói thầu có kiến nghị, khiếu nại, tố cáo...

Tin cùng chuyên mục

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Đọc thêm

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.