Minh bạch các khoản thu – chi trong khai thác khoáng sản

Là một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng nhưng thời gian tới đây, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do trữ lượng dầu và than đang ngày càng cạn kiệt. Nhưng điều đáng nói hơn cả là tuy đã có một hệ thống văn bản khá đầy đủ song công tác quản lý, khai thác khoáng sản đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có việc thiếu công khai các khoản thu – chi, vốn được coi là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.

Là một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng nhưng thời gian tới đây, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do trữ lượng dầu và than đang ngày càng cạn kiệt. Nhưng điều đáng nói hơn cả là tuy đã có một hệ thống văn bản khá đầy đủ song công tác quản lý, khai thác khoáng sản đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó có việc thiếu công khai các khoản thu – chi, vốn được coi là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.

Khai thác than. Ảnh MH
Khai thác than. Ảnh MH

Yếu tố gây thất thoát ngân sách

Hiện Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ để quản lý, phát triển ngành khai thác khoáng sản, dầu khí với hai đạo luật quan trọng là Luật Dầu khí năm 2008 và Luật Khoáng sản năm 2010.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Võ Tuấn Nhân cho rằng: Mặc dù Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản cũng như các Luật có liên quan, song ngành khai khoáng của nước ta thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này chính là sự thiếu minh bạch.

Trên thực tế, việc công khai thông tin và trách nhiệm giải trình của các bên trong ngành khai khoáng rất hạn chế. Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - nêu lên một ví dụ: “Doanh nghiệp (DN) nói rằng, họ đóng phí rất đầy đủ, nhưng không biết chính quyền sử dụng khoản phí này như thế nào. Chẳng hạn như phí bảo vệ môi trường, DN cho biết đóng đầy đủ, nhưng khi môi trường ô nhiễm thì DN bị coi là nguyên nhân trong khi chính quyền địa phương đã sử dụng khoản phí DN đóng để khắc phục môi trường ra sao thì không ai biết”.

Còn kết quả khảo sát mới đây của Viện Tư vấn phát triển cho thấy, các khoản “thu ngầm”, chi hoa hồng trong ngành công nghiệp khai khoáng tồn tại rất phổ biến và là yếu tố gây thất thoát lớn nhất trong ngành này. Ông Mathieu Salomon - Quản lý chương trình Đông Nam Á, Viện Giám sát nguồn thu, Mỹ - nhấn mạnh, sự thất thoát bởi các khoản “thu ngầm” trong khai khoáng công nghiệp ở Việt Nam sẽ chiếm một con số lớn của nguồn ngân sách. 

Xem xét tham gia EITI

Để nguồn lợi từ việc khai thác, chế biến khoáng sản được sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước; lợi ích từ khai thác khoáng sản được điều tiết hài hòa giữa ba chủ thể Nhà nước - DN - người dân thì việc củng cố thể chế chính sách nói chung và minh bạch hóa các thông tin về nguồn thu - chi và các hoạt động khác của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là cần thiết.

Bên cạnh những nỗ lực trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Dầu khí và Luật Khoáng sản, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cũng nên nghiên cứu và cân nhắc tham gia vào các hoạt động chung toàn cầu. Trong đó, có việc tham gia thực thi Sáng kiến Minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) với cơ chế yêu cầu các DN khai khoáng công khai các khoản chi cho chính phủ và chính phủ cũng công khai nguồn thu nhận được.

Qua một nghiên cứu của VCCI, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước, các DN liên quan đến ngành khai khoáng được khảo sát đều cho rằng Việt Nam nên tham gia vào EITI để tạo môi trường minh bạch hơn trong ngành.

“Khi tham gia EITI, Việt Nam sẽ phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn; đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách và giảm thiểu thất thoát tài chính từ hoạt động khai khoáng. Ngoài ra, EITI còn giúp Việt Nam tạo dựng lòng tin của nhân dân và nhà đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng. Nếu thực hiện được điều này, chỉ số tín nhiệm quốc gia về minh bạch của Việt Nam cũng sẽ tăng lên” - ông Salomon chia sẻ.

Thục Quyên

Đọc thêm

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.