Mía đường tồn kho lớn: Đối diện khó khăn hay phá sản?

Hiệp hội Mía đường Việt Nam đề nghị Coca Cola Việt Nam tiêu thụ sản phẩm trong nước để hỗ trợ các DN mía đường
Hiệp hội Mía đường Việt Nam đề nghị Coca Cola Việt Nam tiêu thụ sản phẩm trong nước để hỗ trợ các DN mía đường
(PLO) - Kết thúc niên vụ 2017 - 2018, lượng mía đường tồn kho lớn, trong khi giá thành thì liên tục “rớt”, nạn buôn lậu đường vẫn diễn ra... khiến  không ít doanh nghiệp ngành này lâm cảnh lao đao.

Cung quá lớn 

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NT&PTNT), niên vụ 2017-2018 các doanh nghiệp chế biến mía đường trong cả nước đã thu mua, sản xuất chế biến gần 1,5 triệu tấn đường các loại.

Đến hết tháng 9/2018, lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường trong cả nước là 622.040 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 67.584 tấn, do lượng đường tồn kho vụ trước còn lại, cộng với lượng đường tiêu thụ chậm trong những tháng cuối vụ thu hoạch. Nếu cộng với lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thì con số dư thừa đã lên tới hơn 570.000 tấn.

Trong khi đó, giá bán đường biến động theo chiều hướng giảm và hiện đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây. Cụ thể, giá đường đầu vụ giảm chỉ từ 13.500 - 14.500 đồng/kg; giữa vụ 12.000 - 12.500 đồng/kg; cuối vụ chỉ còn 10.500 - 11.500 đồng/kg. So với niên vụ trước, giá đường giảm bình quân từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Theo nhiều chuyên gia nhận định, đây là mức giảm lớn và sẽ giảm kéo dài do thị trường đường trên thế giới hiện cung đang quá lớn. Thậm chí, mức giá nói trên sẽ còn tiếp tục xuống.

Bên cạnh đó, nguồn cung các loại đường khác như đường lỏng  (HFCS-siro ngô nồng độ fructose cao) hiện đang được nhập vào thị trường Việt Nam với số lượng dồi dào. Điều này tạo nên sự cạnh tranh mạnh đối với đường chiết xuất từ cây mía truyền thống. 

Theo tìm hiểu của PLVN, một nguyên nhân khác không thể không kể đến, đó là nạn đường lậu từ Thái Lan tràn vào Việt Nam, đang được bày bán công khai, khó kiểm soát, giá lại rẻ hơn - khiến doanh nghiệp mía đường trong nước thêm lao đao.

Đi lối nào? 

Trao đổi với PLVN về thực trạng nói trên, ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định, chưa bao giờ giá mía đường xuống thấp như vậy. “Mức giá hơn 10.000/kg còn thấp hơn cả niên vụ 1999-2000 hay 2010-2011, trong khi đó, ngành Mía đường năm nay phải đối diện với tác động của khí hậu, thời tiết rất khắc nghiệt”, đại diện Hiệp hội cho hay.

Lý giải về tình trạng mía đường tồn kho lớn và khó tiêu thụ, Chủ tịch Doanh nói vấn đề này không đáng ngại bằng việc người nông dân không còn “mặn mà” với cây mía. “Bởi khi mía đường không tiêu thụ được, các nhà máy, doanh nghiệp không có tiền để trả cho nông dân, dẫn đến bức xúc, thậm chí chán nản, bỏ cây mía để trồng cây khác cho thu nhập”, lời ông Doanh.

Liên quan đến những tác động của các quốc gia lân cận, cụ thể là Thái Lan đang là áp lực lớn đối với ngành Mía đường Việt Nam, ông Doanh cho biết, ở Thái Lan có chính sách bảo hộ cho ngành Mía đường rất lớn, Chính phủ quyết định giá đường chứ không thả nổi. “Thái Lan coi mía là cây của nhà vua, họ hỗ trợ nông dân hoàn toàn về giống và cam kết lợi nhuận cho người nông dân tới 70%. Ngoài ra, Thái Lan còn có chính sách chia tổng lượng đường sản xuất thành 3 hạn ngạch: quota A dành cho tiêu dùng nội địa, quota B là cơ sở để tính toán hỗ trợ cho nông dân trồng mía, quota C là phần thả nổi giá. Còn tại Việt Nam, giá mía đường theo cơ chế thị trường, đã khó nay lại càng khó hơn”, ông Doanh nói.

Theo tìm hiểu, diện tích mía đường Thái Lan gấp 5 lần Việt Nam nhưng sản lượng lại gấp 8 lần. Giá mía nguyên liệu của Thái Lan rẻ hơn 30 - 40% so với Việt Nam. Các doanh nghiệp đường nước này tuy phá giá đường xuất khẩu nhưng vẫn đạt lợi nhuận nhờ kinh doanh đường ở thị trường nội địa.

Trước những khó khăn trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã chủ động tìm cách tháo gỡ cho các doanh nghiệp bằng cách phối hợp với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường các địa phương để hạn chế đường nhập lậu. Sau các đợt ra quân của lực lượng quản lý thị trường, đến nay hầu hết tiểu thương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cam kết không bán đường lậu, chỉ bán hàng trong nước. Tại các tỉnh phía Bắc, các doanh nghiệp đầu mối cấp 1, 2 cũng cam kết không nhập đường nào khác ngoài đường từ các nhà máy, doanh nghiệp nội địa.

Để hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp, Hiệp hội đã làm việc với Công  ty Cocacola Việt Nam. Theo đó, đến năm 2019, công ty nước giải khát này chỉ tiêu thụ đường trong nước để chế biến các sản phẩm của mình. Đây có thể coi là giải pháp hữu ích đối với những khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp mía đường trong nước đang phải đối mặt.

Về đề án tái cơ cấu ngành Mía đường đang trình Bộ NN&PTNN phê duyệt, ông Doanh nhấn mạnh, hiện 100% doanh nghiệp mía đường không còn vốn nhà nước, thời gian tới, các doanh nghiệp phải chấp nhận đối diện với  các vấn đề như: Biến đổi khí hậu; cạnh tranh quốc tế; cải thiện về giống và cạnh tranh trực tiếp giữa cây mía với các cây trồng nông nghiệp khác và đặc biệt là sự thiết hụt lao động trong nông nghiệp thời gian tới. “Các doanh nghiệp phải tự đổi mới từ sản phẩm đến quản trị doanh nghiệp, phải  đối diện với khó khăn hoặc tự phá sản”, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam nói.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, cần phải cải thiện giống mía, đầu tư các trung tâm giống để cải thiện và nâng cao chất lượng mía đường Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta cần làm lúc này là “dồn điền đổi thửa” để tạo ra các cánh đồng mía lớn mới giảm được chi phí sản xuất, tạo ra sức cạnh tranh đối với sản phẩm mía đường do chính chúng ta làm ra. 

Ở Thái Lan, mía là cây của nhà vua

“Thái Lan coi mía là cây của nhà vua, họ hỗ trợ nông dân hoàn toàn về giống và cam kết lợi nhuận cho người nông dân tới 70%. Ngoài ra, Thái Lan còn có chính sách chia tổng lượng đường sản xuất thành 3 hạn ngạch: quota A dành cho tiêu dùng nội địa, quota B là cơ sở để tính toán hỗ trợ cho nông dân trồng mía, quota C là phần thả nổi giá. Còn tại Việt Nam, giá mía đường theo cơ chế thị trường, đã khó nay lại càng khó hơn”, ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam. 

Đọc thêm

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.