Liên quan đến“Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn- Kỳ 2: Tạp chí nghiên cứu có thể được mua bán được không?

(PLM) -“Nhà báo quốc tế”, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu đã bị các báo bóc trần năm 2019 hiện đang hoạt động như thế nào trên lĩnh vực báo chí là câu hỏi của nhiều người. Trong kỳ này, chúng tôi sẽ lý giải phần nào câu hỏi này.
Liên quan đến“Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn- Kỳ 2: Tạp chí nghiên cứu có thể được mua bán được không?

Từ mất danh xưng “nhà báo báo quốc tế” ...

Lê Hoàng Anh Tuấn đã sử dụng những danh xưng mạo nhận đề lừa người dân, cơ quan, tổ chức. Không may cho Lê Hoàng Anh Tuấn vì không lừa được các nhà báo chân chính ở đất nước này. Các nhà báo của Dân Trí, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, VOV, Pháp Luật v.v.. đã bóc trần danh xưng Nhà báo quốc tế mà Lê Hoàng Anh Tuấn phô trương. Nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn kèm với danh hiệu tiến sỹ danh dự của Đại học Leed, Tổng Biên tập tạp chí Chống tham nhũng quốc tế v.v đã khiến nhiều người ngưỡng mộ, thán phục và họ dễ dàng rơi vào bẫy,

Lê Hoàng Anh Tuấn mạnh bạo in cả Thẻ nhà báo quốc tế. Nếu tinh ý, bất cứ ai cũng có thể nhận ra dòng chữ “International Journalist Legitimation” có nghĩa là “hợp pháp hóa nhà báo quốc tế”. Dòng chữ này hoàn toàn không có ý nghĩa gì và gây nghi ngờ về thông tin của một vài tờ báo rằng Lê Hoàng Anh Tuấn thành thạo nhiều ngoại ngữ trong đó có tiếng Anh. Với những thành tích là con số 0 tròn trĩnh trong lĩnh vực báo chí trước 2018 thì lấy đâu ra uy tính, ảnh hưởng để được coi là nhà báo quốc tế. Điều đáng hổ thẹn cho Lê Hoàng Anh Tuấn là trên thế giới này chẳng có tờ báo, tạp chí nào có quyền cấp thẻ nhà báo quốc tế. Nguyên tắc chủ quyền quốc gia không cho phép tờ báo nước này tác nghiệp tự do ở nước khác bằng việc cấp thẻ nhà báo quốc tế. Các tờ báo đều chỉ cấp thẻ nhà báo cho phóng viên của mình và khi cần tác nghiệp ở nước khác thì họ xin phép, đăng ký với nước sở tại.

Không ai có thể tìm trên mạng, trong các từ điển luật học, báo chí danh xưng “Nhà báo quốc tế”. Dòng chữ trên cùng trong thẻ Nhà báo quốc tế của Lê Hoàng Anh Tuấn “New Media – TV -Radio – Magazine – Newspaper – Internet – Press Picture” cũng chẳng có ý nghĩa gì ngoài giá trị lòe xã hội. Việc phong cho mình danh xưng Nhà báo quốc tế quả là sự lố bịch của Lê Hoàng Anh Tuấn. Sau khi những danh xưng mạo nhận bị bóc mẻ, Lê Hoàng Anh Tuấn đã bị loại khỏi danh sách thành viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Tầm Thẻ nhà báo quốc tế của Lê Hoàng Anh Tuấn

Tầm Thẻ nhà báo quốc tế của Lê Hoàng Anh Tuấn

Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế (Anti-Corruption and International Cooperation) là tạp chí của Công ty có tên ANTI-CORRUPTION & INTERNATIONAL COOPERATION MAGAZINE LIMITED. Công ty này được thành lập năm ngày 23 tháng 8 năm 2018 và đóng cửa không lâu sau khi thành lập với mã số doanh nghiệp đăng ký tại Singapo UEN là 201828964K. Công ty này dự định phát hành nhiều tạp chí khác nhau trong đó có tạp chí Anti-Corruption and International Cooperation mà Lê Hoàng Anh Tuấn tuyên bố là tổng biên tập. Tuy nhiên, năm 2016-2018 Lê Hoàng Anh Tuấn đang theo học Thạc sỹ luật ở Hà Nội thì việc được doanh nghiệp này bổ nhiệm hay thuê làm tổng biên tập là hoang đường. Ngoài tạp chí này của công ty Singapo có mã số đăng ký doanh nghiệp 01828964K, không có tờ tạp chí nào có tên Anti-Corruption and International Cooperation ở trên thế giới. Như vậy, Lê Hoàng Anh Tuấn không thể nào là Tổng Biên tập tạp chí Anti-Corruption and International Cooperation.

Đến việc cấp thẻ phóng viên ồ ạt và chuyển nhượng “cổ phần” trong tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu

Sau khi bán hết “cổ phần”trong IEBLI, Lê Hoàng Anh Tuấn xúc tiến thành lập tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu. Tạp chí này được Bộ Thông tin Truyền thông cấp Giấy phép số 639/GP-BTTT ngày 29 tháng 9 năm 2021. Người đứng tên đầu tiên trong giấy phép này là ông Nguyễn An Hà – Tổng biên tập và ông Trần Nghĩa Hòa – Phó tổng biên tập. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn An Hà hình như cảm nhận được điều gì đó bất ổn đã xin rút khỏi tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu. Bản thân ông Trần Nghĩa Hòa không biết rằng mình được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập. Sau khi PGS.TS Nguyễn An Hòa rút lui, Lê Hoàng Anh Tuấn đã tìm kiếm, vận động một nhà báo khác làm Tổng Biên tập tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu.

Có lẽ mọi việc sẽ không bị phanh phui lần hai nếu các nhà báo, Tổng biên tập mới của tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu cùng với các lãnh đạo, lãnh đạo Viện mới bổ nhiệm phát hiện ra nhiều sự bất minh trong hoạt động điều hành của Lê Hoàng Anh Tuấn. Tổng biên tập mới cùng với cán bộ, lãnh đạo Viện đã có những báo cáo, phản ánh với lãnh đạo Hội Luật gia về những sai phạm của Lê Hoàng Anh Tuấn trong điều hành IEBLI và tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu. Trong số đó có tổng biên tập mới bổ nhiệm (sau đó bị thay thế bởi bà Nguyễn Thị Lê Trâm Phó Viện trưởng phụ trách do Lê Hoàng Anh Tuấn bổ nhiệm), Phó Viện trưởng IEBLI Trần Nghĩa Hòa, Phan Xuân Hồng, Phó Chánh văn phòng IEBLI Nguyễn Văn Thiện. Những người này có đơn tố cáo gửi đến Đoàn Kiểm tra của Hội Luật gia Việt Nam. Họ bị vô hiệu hóa vì đấu tranh bảo vệ quyền lợi của đơn vị.

Về mặt pháp lý, tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu chưa bị thu hồi giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, tạp chí này không thể hoạt động. Con dấu, Giấy phép hoạt động của nó bị Lê Hoàng Anh Tuấn giữ chặt bên mình. Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu, IEBLI đã phải gánh chịu nhiều hệ lụy của tình trạng tê liệt hoạt động vì không có Viện trưởng, không có con dấu. Ở chiều ngược lại, Lê Hoàng Anh Tuấn đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Lê Trâm làm Phó Tổng Biên tập, phụ trách tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu. Các cán bộ, phóng viên Tạp chí không biết bà này là ai. Lê Hoàng Anh Tuấn đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Lê Trâm theo quy trình nào là ẩn số mà cơ quan điều tra, cơ quan quản lý chức năng cần làm rõ.

Lê Hoàng Anh Tuấn biến tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thành một dạng “cổ phần” để chuyển nhượng. Theo thông tin chia sẻ của các cán bộ Viện IEBLI, Lê Hoàng Anh Tuấn đã chuyển nhượng 95% “cổ phần” cho Phạm Ngọc Lợi, CCCD số 040083012665 cấp ngày 17 tháng 6 2021 tại Hà Tĩnh. Lê Hoàng Anh Tuấn phong cho ông Phạm Ngọc Lợi chức vụ “Chủ tịch cổ đông tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu”. Trước đó, Lê Hoàng Anh Tuấn đã bán tạp chí này cho Nguyễn Ngọc Hà với giá 900 triệu và dàn xếp để Nguyễn Ngọc Hà bán lại cho Phạm Ngọc Lợi. Số tiền này được Lê Hoàng Anh Tuấn chỉ đạo gửi vào tài khoản của em họ mình cũng tên là Nguyễn Đức Tuấn (em họ Lê Hoàng Anh Tuấn) nhận khoản tiền này và theo chỉ đạo của Lê Hoàng Anh Tuấn gửi vào các tài khoản của các cá nhân khác nhau gồm: Ông Nguyễn Tuấn Anh (TK 03888010225588 NH MSB), bà Nguyễn Thị Hoa (TK 09465011975 NH Vietinbank), Nguyễn Thị Kim Dung (TK 581000059594 NH BIDV). Ngay sau khi Nguyễn Đức Tuấn chuyển khoản xong, Lê Hoàng Anh Tuấn đốt ngay tờ giấy nhận tiền. Điều này khiến Nguyễn Đức Tuấn hoảng sợ nên đã khai và nộp lại bản sao kê giao dịch ngân hàng.

Thỏa thuận giữa Hà và Lợi được Lê Hoàng Anh Tuấn đóng dấu song không ký tên. Gác lại những bí ẩn phía sau thương vụ này, hãy xem xét tính hợp pháp của nó. Tạp chí khoa học là cơ quan báo chí trực thuộc một cơ quan chủ quản nhất định theo Luật Báo chí năm 2016. Tạp chí có thể thay đổi cơ quan chủ quản theo những điều kiện, trình tự thủ tục luật định. Khác với IEBLI, doanh nghiệp khoa học công nghệ được điều chỉnh bởi Luật Khoa học công nghệ và bởi Luật Doanh nghiệp (Điều 58 Luật Khoa học công nghệ 2013, Điều

Biên bản chuyển nhượng cổ phần tạp chí

Biên bản chuyển nhượng cổ phần tạp chí

1, 2, 3 Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020) tạp chí là tổ chức đặc thù, được điều chỉnh bởi Luật Báo chí năm 2016. Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu không phải là công ty cổ phần nên việc Lê Hoàng Anh Tuấn bán “cổ phần tạp chí”, phong chức “Chủ tịch cổ đông tạp chí” cho người nhận chuyển nhượng là vi phạm pháp luật. Hành vi này có dấu hiệu rõ ràng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hơn nữa, nếu căn cứ vào vào Danh sách Hội đồng IEBLI (danh sách cổ đông theo cách gọi của Lê Hoàng Anh Tuấn) xác lập vào năm 2020 thì Lê Hoàng Anh Tuấn không còn tư cách cổ đông trong cơ quan chủ quản của tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu. Ở hoàn cảnh này, Lê Hoàng Anh Tuấn càng không thể có “cổ phần” nào trong IEBLI để từ đó chuyển nhượng “cổ phần” tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu. Giao dịch chuyển nhượng “cổ phần tạp chí” mà Lê Hoàng Anh Tuấn thực hiện đủ để những người trong các cơ quan báo chí nhận thấy rằng người này không có kiến thức tối thiểu về hoạt động báo chí, về cơ quan báo chí, quản lý nhà nước về báo chí. Điều này cũng giống như sự thiếu hiểu biết về nhà báo, thẻ nhà báo trong việc nghĩ ra mẫu “thẻ nhà báo quốc tế” để in, trong việc vơ vào hành trang của mình danh hiệu tiến sỹ danh dự của Đại học Leed, chức danh Tổng Biên tập Tạp chí chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế.

Nhiều thẻ chứng nhận phóng viên được cấp

Nhiều thẻ chứng nhận phóng viên được cấp

Nhiều cán bộ, nhân viên hiện đang trong biên chế của IEBLI cho biết Lê Hoàng Anh Tuấn chỉ đạo cấp ồ ạt các thẻ phóng viên cho nhiều cá nhân không có quan hệ lao động với tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu. Lê Hoàng Anh Tuấn đã mạnh mẽ tuyên bố việc cấp thẻ phóng viên như thế này đã được sự cho phép của Bộ Công An. Việc cấp thẻ phóng viên ồ ạt là để lôi kéo nhiều nộp tiền, nhận thẻ phóng viên. Nhiều người bị lừa vì họ muốn sở hữu Thẻ phóng viên, mỗi người đều có một hay một vài mục đích khi tìm cách sở hữu Thẻ phóng viên của tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu. Nhiều thẻ phóng viên được do bà Nguyễn Thị Lê Trâm tự đóng dấu sẵn. Không rõ trách nhiệm này thuộc về bà Nguyễn Thị Lê Trâm hay nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn với tư cách là người đứng đầu của cơ quan chủ quản IEBLI và đang nắm giữ con dấu của Tạp chí? Hãy xem họ sẽ phân chia trách nhiệm trước pháp luật như thế nào?