Mất ngủ vì gà giống Trung Quốc rầm rập "tuồn" vào Việt Nam

Ông Đỗ Đức Hưu, Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan số 2 (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh) cho biết, khoảng 3-4 tháng lại đây, gà giống của Trung Quốc cũng rầm rập "tuồn" vào, nguy cơ tạo thành các ổ dịch đe dọa ngành chăn nuôi trong nước.  Đã 4 đêm liền lực lượng hải quan nơi này không dám ngủ vì canh gà lậu...

“Cả 4 đêm liền rồi chúng tôi không dám ngủ vì canh gà lậu. Gần đây, tình hình buôn gà lậu rất phức tạp” - ông Đỗ Đức Hưu, Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan số 2 (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh) cho biết. Theo ông Hưu, trước đây  gà lậu Trung Quốc tràn vào Việt Nam chủ yếu là gà thải loại, gà già siêu rẻ, nhưng khoảng 3-4 tháng trở lại đây, cả gà giống của Trung Quốc cũng đang rầm rập "tuồn" vào.

Gà giống nhập lậu nguy cơ tạo thành các ổ dịch đe dọa ngành chăn nuôi trong nước
Gà giống nhập lậu nguy cơ tạo thành các ổ dịch đe dọa ngành chăn nuôi trong nước

Tỉnh Quảng Ninh hiện có hai đội kiểm soát hải quan, với trách nhiệm chính là chống buôn lậu. Trong đó, đội số 1 đặt tại khu vực Móng Cái, còn đội số 2 được giao kiểm soát, chốt chặn ở khu vực thị xã Cẩm Phả và TP Hạ Long, nơi các xe tải chở gà lậu sẽ vượt qua đây để tỏa đi khắp các địa phương nằm sâu trong nội địa tiêu thụ.

Đêm 20/9, đội của ông Hưu đã tổ chức mật phục, bắt quả tang tới 4 vụ chở gà lậu từ biên giới về xuôi. Trong đó, vụ thứ nhất là xe tải 17K-5035 chở 15.000 con gà giống dưới 5 ngày tuổi của Trung Quốc (không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc), lái xe là ông Nguyễn Văn Nghĩa, ở xã Hải Yên (TP Móng Cái) đang từ hướng Móng Cái về dốc Đèo Bụt (TP Hạ Long) vào lúc 2h. Khoảng 30 phút sau, khi mật phục ở khu vực Cầu Trắng, cán bộ Đội kiểm soát Hải quan số 2 lại bắt quả tang ô tô 34C-01439, do Vũ Hữu Mán lái ở Gia Lộc (Hải Dương), chở 15.000 gà giống lậu của Trung Quốc.

Tiếp tục mật phục tới 5h tại dốc Đèo Bụt, lực lượng kiểm soát hải quan bắt gặp ô tô 15C-01980 đang chở 14.000 con gà giống nhập từ Trung Quốc vào TP Móng Cái rồi chở về xuôi, nhưng chủ xe là Phạm Văn Bằng, ở xã Hải Đông (TP Móng Cái) không trình xuất được bất cứ loại hóa đơn, chứng từ nào chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.

Cùng lúc, xe tải 30V-6755 chở theo 15.000 con gà giống xuất hiện. Lái xe là Trần Văn Đại, (sinh năm 1973, ở xã Cương Chính, Tiên Lữ, Hưng Yên). Toàn bộ số gà được xác nhận là nhập lậu từ Trung Quốc vì không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Trước đây, Lạng Sơn được coi là địa bàn trung chuyển về buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu, nhưng vì bị lực lượng chức năng kiểm tra gắt gao nên vài  năm trở lại đây, các đầu nậu đã chuyển hướng qua địa bàn TP Móng Cái (Quảng Ninh). Vì vậy, quốc lộ 18A Hạ Long - Móng Cái ban ngày vắng vẻ khác thường, nhưng khi màn đêm buông xuống là rầm rập các xe chở gà lậu đổ về xuôi.

Tại sao dịch bệnh gia cầm bùng phát trong nước vẫn chưa hề giảm, người dân đang lo vì vừa phát hiện một nhánh virus H5N1 mới gây cúm gia cầm có độc lực mạnh, lây lan nhanh, làm nhiều gia cầm bị chết, nguy cơ lây lan sang người và đặc biệt là chưa kịp tìm ra loại vaccine điều trị, mà nguyên nhân được xác định là do lây từ nguồn gia cầm nhập lậu vào nước ta, thì hiện nay, tại các cửa ngõ biên giới, gà lậu vẫn đang rầm rập đổ vào?.

Điều còn khó hiểu hơn là nhiều tháng nay, mặc dù các loại dịch bùng phát liên miên, sức mua cũng sụt giảm rõ rệt vì kinh tế gặp khó khăn, nhưng gà lậu vẫn có thị trường tiêu thụ mạnh?.

Ông Vương Trọng Dũng, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan - Trạm Kiểm soát liên hợp Dân Tiến (TP Móng Cái) đã cắt nghĩa sự “khó hiểu” trên: “Hiện nay, gà Trung Quốc đưa vào TP Móng Cái, dù trọng lượng nặng 1,5-2kg/ con cũng chỉ bán đổ xô với giá 100.000 đồng/con, trong khi để mua "gà ta" thì phải bỏ ra 180.000-200.000 đồng/con. Do mức chênh lệch quá lớn như thế nên các đầu nậu vẫn cứ lao vào buôn gà lậu về Việt Nam tiêu thụ”.

Cũng vì "hám" rẻ, từ khoảng tháng 5/2012 đến nay, các đầu nậu còn thi nhau nhập lậu cả gà con (gà giống) của Trung Quốc về Việt Nam.

“Trong khi việc ngăn chặn gà thịt thải loại vẫn đầy nan giải thì năm nay lại nổi lên tình trạng nhập lậu ồ ạt gà giống vào nội địa” - ông Dũng chia sẻ. Lý do là gà giống của Trung Quốc bán rất rẻ, chỉ khoảng 4.000 đồng/con nhưng khi đưa vào nội địa thì các đầu nậu có thể bán như "gà ta" với giá 7.000-8.000 đồng/con, thậm chí còn được giá 10.000 đồng.

Theo ông Phạm Văn Tính, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát liên hợp Dân Tiến, chỉ trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9-2012, lực lượng liên ngành tại đây đã bắt quả tang 11 vụ vận chuyển và tịch thu 1.300kg gà thịt, 69.000 con gà giống nhập lậu từ Trung Quốc.

Theo khảo sát tại thị trường Hà Nội, Hải Dương và các tỉnh ở miền Trung, hiện nay nhiều chợ còn bày bán nhan nhản loại thịt gà “siêu rẻ” với giá chỉ có 30.000-35.000 đồng/kg, người tiêu dùng không thể nắm rõ nguồn gốc của chúng ở đâu ra.

Nguyên nhân về tình trạng này, theo thông tin từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), lâu nay chúng ta vẫn đang chủ động được nguồn con giống (nhất là gia cầm) nên chủ trương của chúng ta cấm nhập khẩu gia cầm giống. Song vì giá gà nhập lậu quá rẻ, lợi nhuận mang lại quá cao nên gần đây, các “đầu nậu” còn “ôm” thêm cả gà giống vào Việt Nam.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn lo lắng  cho rằng: Việc ồ ạt nhập gà giống lậu sẽ "bóp chết" chăn nuôi trong nước, gây thiệt hại cho người chăn nuôi và nguy hiểm hơn là không thể kiểm soát được dịch bệnh. Đây là sự rủi ro lớn với người chăn nuôi trong nước, vì nó có thể tạo thành ổ dịch. Đó thật sự là một thảm họa cho ngành chăn nuôi và vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Văn Phúc

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.