Lưu ý khi đưa trẻ đi bơi trong mùa dịch bệnh tay chân miệng

0:00 / 0:00
0:00
Mùa hè là thời điểm rất dễ mắc bệnh tay chân miệng ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, trẻ em thường là đối tượng chính. Bệnh lây lan qua đường tiếp xúc rất nhanh, đặc biệt dễ bùng phát trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, khu vui chơi... Vậy nếu cho trẻ đi bơi cần lưu ý những gì?

1. Bệnh tay chân miệng dễ lây lan ở môi trường nào?

Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh tay chân miệng, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

Người mắc bệnh có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên - giai đoạn ủ bệnh. Tuy nhiên thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còn tồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân. Chính vì vậy, nếu trẻ đi bơi thì có khả năng lây nhiễm rất cao nếu có mầm bệnh.

Bệnh thường lây truyền khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh như:

Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện;

Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh;

Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh;

Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ…

Đi bơi trong mùa dịch tay chân miệng, trẻ em cần chú ý gì? - Ảnh 1.

Virus gây bệnh tay chân miệng.

2. Cho trẻ đi bơi thế nào cho an toàn phòng bệnh?

Hồ bơi là nơi các trẻ tập trung mật độ cao, vì thế nguy cơ lây nhiễm cao, virus gây bệnh tay chân miệng có thể nhiễm vào nước rồi đi vào miệng mũi trẻ lành và gây bệnh.

Môi trường hồ bơi cũng dễ lây một số bệnh truyền nhiễm khác như bệnh nhiễm não mô cầu , bệnh mắt hột , nhất là các bệnh ngoài da : Khi bơi lội, thân thể dễ va chạm và bị xây xước nhẹ. Đây là điều kiện rất tốt để các virus, nấm mốc, bệnh ngoài da... xâm nhập và tấn công cơ thể.

Bệnh do vi nấm cũng thường gặp với các chứng bệnh hắc lào , nấm móng, nấm tóc , lang ben. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng ngứa, viêm loét tại các vị trí thương tổn. Chất sát khuẩn trong nước gây viêm da tiếp xúc dị ứng với triệu chứng là da khô và bong tróc.

Do đó, khi đưa trẻ đi bơi, khó tránh được các bệnh trên nếu mật độ người bơi quá cao... Hoặc trường hợp hồ bơi đông đúc, tiếp xúc gần với nguồn lây như: Dùng chung phao bơi, bàn ghế, nhà vệ sinh... cũng làm tăng khả năng lây nhiễm.

Cách tốt nhất để phòng chống tay chân miệng và các loại bệnh truyền nhiễm khác trong mùa dịch, là:

Phụ huynh nên hạn chế đưa trẻ đến nơi quá đông người, có nguy cơ mắc bệnh cao. Cần thận trọng khi cho trẻ tham gia các hoạt động đông người như hồ bơi, sân chơi công cộng... Không nên cho trẻ đi bơi khi trẻ không khỏe, mới khỏi bệnh.

Không dùng đồ vật chung như áo phao , áo bơi, bàn ghế, nhà vệ sinh... vì có thể làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh.

Đối với trường hợp trẻ khỏe mạnh đi bơi, cần nhắc trẻ đeo kính, mũ, quần áo bơi và không tháo kính dưới bể nhiều lần để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mắt. Trong khi bơi cần tránh sặc nước, hạn chế nước vào tai và mũi, họng.

Sau khi bơi, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý và rửa mắt, nhỏ tai bằng các dung dịch sát trùng thích hợp để phòng các loại bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, cha mẹ cần chọn lựa hồ bơi an toàn về chất lượng nước. Không bơi ở nơi có quá đông người, hoặc bơi nơi có nước lâu ngày không thay hay khử trùng thường xuyên.

Tuyệt đối không cho trẻ đi bơi khi đang bệnh ngoài da hoặc khi thể trạng đang yếu. Trước khi bơi không ăn quá no và nên uống đủ nước.

Đi bơi trong mùa dịch tay chân miệng, trẻ em cần chú ý gì? - Ảnh 3.

Trẻ nhỏ đi bơi có nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng trong mùa dịch.

3. Nguyên tắc chung để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

- Cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, vệ sinh môi trường lớp học như lau sàn nhà, lau bàn ghế, đồ chơi của trẻ… bằng các chất tẩy rửa thông thường.

- Cần hướng dẫn trẻ thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh.

- Không để trẻ đặt tay hay các vật thể lạ vào trong miệng.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi để hạn chế các bệnh lây truyền qua đường phân - miệng, trong đó có bệnh tay chân miệng.

- Hạn chế đến các khu vực công cộng, đông người để tránh mắc bệnh. Khi có biểu hiện của bệnh tay chân miệng cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.