Lùi thời hạn thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Chiều qua (21/6), sau 27 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đã bế mạc với nhiều kết quả tốt đẹphoàn thành chương trình nghị sự đề ra.

Chiều qua (21/6), sau 27 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đã bế mạc với nhiều kết quả tốt đẹp, hoàn thành chương trình nghị sự đề ra.

Qua 44 phiên họp toàn thể tại Hội trường và 10 phiên họp tại Tổ, các ĐBQH đã xem xét, thảo luận thông qua nhiều nội dung quan trọng trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và duy trì tăng trưởng hợp lý, tạo đà tăng trưởng cho các năm tiếp theo.

Đặc biệt, Quốc hội đã dành thời gian xem xét, bàn thảo, quyết định về nhiều vấn đề trọng đại của đất nước, trong đó, có việc tiếp thu ý kiến nhân dân, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Cũng tại kỳ họp thứ 5, lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Quốc hội cũng đã xem xét và thông qua 9 luật, cho ý kiến 8 dự án luật, ban hành 9 Nghị quyết.

Bảo đảm hiệu lực và thực hiện quyền giám sát của các cơ quan dân cử, Quốc hội đã thực hiện giám sát việc thi hành Luật thực hành tiết kiện, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2016-2020, chất vấn 1 Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng, trưởng ngành và ban hành các Nghị quyết về các vấn đề này.

Nhà nước không điều chỉnh lại đất trồng cây hàng năm

So với Chương trình đề ra, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chưa được đưa ra thông qua tại kỳ họp này. Ông Nguyễn Sỹ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cho biết, lý do là dự thảo này là một đạo luật quan trọng, tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và mọi người dân.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trước kỳ họp có gần 6 triệu ý kiến nhân dân góp ý vào dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và được tổng hợp báo cáo Quốc hội. Tuy nhiên khi ĐBQH thảo luận thì còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn. Bên cạnh đó, cần thời gian giải trình tiếp thu ý kiến của ĐBQH và xây dựng các văn bản hướng dẫn để kịp ban hành khi Luật có hiệu lực từ 1/7/2014 thì được thực thi ngay.

Bên cạnh đó, một số nội dung của dự thảo Luật có liên quan đến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hiện dự thảo này đang được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ý kiến các ĐBQH, các cơ quan, tổ chức hữu quan. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi thông qua Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.

Tuy nhiên, việc quyết định thời gian thông qua Luật đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 sẽ liên quan đến qui định trong Luật Đất đai hiện hành về thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; theo đó phần lớn đất được giao đến ngày 15/10/2013 là hết hạn. Trên cơ sở Tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân.

Như vậy, từ 1/10/2013, khi hết thời hạn sử dụng, Nhà nước không điều chỉnh lại đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai hiện hành. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được tiếp tục sử dụng đất cho đến khi Luật đất đai (sửa đổi) được ban hành và có hiệu lực; khi đó thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân áp dụng theo quy định của Luật đất đai (sửa đổi).

Sẽ rút kinh nghiệm về việc lấy phiếu tín nhiệm

Trả lời báo giới về một số vấn đề xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, “vì đây là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm nên còn cần rút kinh nghiệm nhiều. Nhưng đây cũng là cơ hội để ĐBQH và cử tri đánh giá kết quả hoạt động của các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn”. 

Lý giải về việc khối hành pháp không được nhiều phiếu tín nhiệm cao so với khối lập pháp và tư pháp, Chủ nhiện Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định: “Kết quả này phản ánh khách quan thước đo về “mặt này mặt khác” của lãnh đạo, phản ánh hiện trạng đất nước còn khó khăn, cần tháo gỡ. Vì thế khối hành pháp không có nhiều phiếu tín nhiệm cao cũng là bình thường. Song qua đó, mỗi lãnh đạo cần “nhìn vào để nỗ lực làm việc, không ngừng nâng cao hoàn thiện bản thân”. 

Hương Giang

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng không có sự khác biệt vượt trội thì không thu hút được các nhà đầu tư. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Chiến thắng của một dân tộc 'biết ấp ủ khát vọng lớn'

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc ngày 28/2/1969. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Lịch sử đã cho thấy, tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn và chung tay hành động vì lợi ích chung”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'
(PLVN) - Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Chiều 28/4, tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng - một trong những công trình quan trọng kết nối kinh tế giữa hai nước và dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương
Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).

Lâm Đồng có tân Bí thư Tỉnh ủy

Lâm Đồng có tân Bí thư Tỉnh ủy
(PLVN) - Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội được Bộ Chính trị điều động, phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thỉnh chuông tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ngày 27/4, đoàn công tác Trung ương do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đã thực hiện các hoạt động tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị.