Luật Thủ đô tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của TP Hà Nội

TS Nguyễn Đức Kiên và TS Nguyễn Minh Phong (thứ 2 và thứ 3 từ trái sang) tại Toạ đàm.
TS Nguyễn Đức Kiên và TS Nguyễn Minh Phong (thứ 2 và thứ 3 từ trái sang) tại Toạ đàm.
(PLVN) - Với những nội dung phân cấp, phân quyền mới mang tính đột phá, đặc biệt là việc thể hiện rõ rệt vấn đề tự chủ thu - chi ngân sách đã được thể hiện rõ rệt, Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi tắt là Luật Thủ đô) là điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Thủ đô trong thời gian tới.

Phân quyền, phân cấp mạnh mẽ

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Luật Thủ đô đã được Quốc hội chính thức thông qua. Luật gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô 2012); thể chế hoá nhiều cơ chế, chính sách mới, phân quyền, phân cấp mạnh mẽ cho Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực.

Tại Toạ đàm Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững do Báo Kinh tế & Đô thị, Sở Thông tin và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp tổ chức mới đây, TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Luật Thủ đô đã khác biệt hóa được những vấn đề Hà Nội thí điểm đã thành công, và những vấn đề chưa thành công thì cũng giúp Hà Nội có đủ pháp lý.

“Trong Luật Thủ đô đã phân cấp rõ đối với dự án nào thì TP Hà Nội được quyền quyết định, và đặc biệt là vấn đề tự chủ thu - chi ngân sách đã được nâng lên rõ rệt”, TS Nguyễn Đức Kiên nêu rõ.

TS Nguyễn Đức Kiên cũng chỉ ra: “Trong đợt mưa lũ và bão số 3 vừa qua, cán bộ nhiều ngành Thủ đô đã năng động, linh hoạt hơn trong thực hiện nhiệm vụ, tự chịu trách nhiệm nhờ có hệ thống pháp lý giúp họ có thể vận dụng hiệu quả”.

Để phát triển bền vững, trên cở sở Luật Thủ đô, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, TP Hà Nội cần đưa ra được những quy định mà nếu muốn ở Thủ đô thì cần phải đáp ứng. Ví dụ như việc phân loại rác tại nguồn, tại chung cư thì cần đặt ra quy định cụ thể, không thể tùy tiện.

“Phải quản lý được từ những vấn đề nhỏ nhất để hướng đến phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp”, ông Nguyễn Đức Kiên nói.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để có nhiều đột phá cho phát triển Thủ đô thời gian tới, TP Hà Nội cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Trong đó, ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh đến sự cần thiết tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trên một số lĩnh vực nhằm tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực; các chương trình, dự án kết nối liên vùng, liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết nối hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực của vùng.

Đi cùng với đó là hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới…

Tổ chức triển khai tốt Luật Thủ đô

Đặc biệt, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, Hà Nội cần tập trung triển khai tốt Luật Thủ đô đã được Quốc hội khoá XV thông qua; chú ý khai thác tốt 50 nhiệm vụ mới được phân cấp, phân quyền, với hai nhóm cơ chế chính sách có hiệu lực từ 1/1/2025 và từ 1/7/2025.

Ông Nguyễn Minh Phong lưu ý, cần tập trung vào 2 vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo đột phá trong cả nhận thức và thể chế về đầu tư trên địa bàn Thủ đô.

Thứ nhất là quy định tại Điều 36 về Đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước. Theo đó, TP Hà Nội được thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học, công nghệ của TP nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ.

“Như vậy, với Luật Thủ đô, lần đầu tiên Hà Nội được phép lập Quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học, công nghệ của TP nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ”, ông Nguyễn Minh Phong nói.

Theo vị TS, nếu được thiết kế tốt và có quy mô đủ lớn, được vận hành nghiêm túc và chuyên nghiệp, đây sẽ là công cụ mới đầy sức mạnh và hiệu quả được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong dùng ngân sách nhà nước đầu tư “mồi”, tạo tác động lan toả phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ cao và phát triển mô hình kinh doanh mới trên địa bàn Thủ đô.

Thứ 2 là quy định tại Điều 37 về thẩm quyền về đầu tư. Theo quy định tại Điều này, HĐND TP Hà Nội quyết định danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô; quyết định chủ trương đầu tư đối với các đầu tư công, dự án PPP không sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương trên địa bàn TP, gồm dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD không giới hạn tổng mức vốn đầu tư, bao gồm cả trường hợp sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên, di dân tái định cư từ 50.000 người trở lên; dự án đầu tư công, dự án PPP không giới hạn tổng mức vốn đầu tư.

Ngoài ra, HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công, dự án PPP trên địa bàn TP có sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công, dự án PPP đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và giao UBND TP làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án trong trường hợp không làm tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài…

“Với sự phân cấp mạnh về thẩm quyền đầu tư không giới hạn quy mô vốn với các dự án không dùng vốn ngân sách nhà nước và được nhận uỷ quyền cho phép quyết định đầu tư các dự án dùng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền Quốc hội và Chính phủ, với điều kiện không làm tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài..., thực sự Hà Nội đã có trong tay bộ công cụ rất mạnh để tạo đột phá trong đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn Thủ đô”, ông Nguyễn Minh Phong nói.

TS Nguyễn Minh Phong khẳng định, với những nội dung phân cấp, phân quyền mới mang tính đột phá, Luật Thủ đô là minh chứng mới nhất và bền vững cho lòng tin yêu, sự tin cậy và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và cả nước với Thủ đô.

"Trong bối cảnh đó, thực hiện tốt Luật Thủ đô vừa là quyền lợi to lớn, vừa là trách nhiệm cao cả của TP Hà Nội và cả nước", ông Phong nói.

Đọc thêm

Sáng tạo, đổi mới với 'Tiết học cùng Chiến sỹ Cảnh sát giao thông'

Sáng tạo, đổi mới với 'Tiết học cùng Chiến sỹ Cảnh sát giao thông'
(PLVN) -  Công an huyện Bảo Thắng (Lào Cai) phối hợp với Phòng giáo dục huyện Bảo Thắng tổ chức chương trình Tiết học cùng Chiến sỹ Cảnh sát giao thông với các hình thức sáng tạo giúp các em học sinh dễ tiếp cận và tiếp thu được kiến thức về Luật giao thông đường bộ một cách dễ dàng.

Huyện biên giới Sơn La đẩy mạnh tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế

Người dân huyện biên giới Sông Mã tích cực tham gia BHYT.
(PLVN) - Bảo hiểm y tế là chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân. Những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tích cực phối hợp với các phòng, các tổ chức đoàn thể triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao độ bao phủ BHYT, BHXH tự nguyện trên địa bàn.

Tiếp sức cho người nghèo ở vùng biên vươn lên

Nhiều hộ nghèo ở huyện biên giới Sốp Cộp được quan tâm giúp đỡ, xóa nhà tạm, có nơi an cư lạc nghiệp.
(PLVN) - Nhằm giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã huy động các nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp người dân vùng biên an cư lạc nghiệp.

Vĩnh Phúc tháo gỡ khó khăn về an ninh trật tự cho doanh nghiệp

Các đại biểu dự hội nghị
(PLVN) - Ngày 5/10, Công an tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phát hiện 32 hài cốt liệt sĩ tại hố chôn tập thể

Phát hiện 32 hài cốt liệt sĩ tại hố chôn tập thể
(PLVN) - Ngày 6/10, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, trưởng ban chỉ đạo 515 cho biết đã phát hiện 32 hài cốt liệt sĩ và một nhóm chung chưa xác định được số lượng liệt sĩ tại huyện Đắk Pơ theo trình báo của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu giải phóng mặt bằng phải đảm bảo quyền lợi cho người dân

Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng làm dự án đường Hồ Chí Minh ở huyện Châu Thành. Ảnh: Khánh Thùy
(PLVN) - Qua buổi khảo sát thực tế ở các huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, Châu Thành có dự án đường Hồ Chí Minh đi qua, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đánh giá cao công tác giải phóng mặt bằng để chủ đầu tư sớm thực hiện dự án; giải phóng mặt bằng phải đảm bảo quyền lợi cho dân. 

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành với ngư dân xã đảo An Sơn

Cán bộ Vùng Cảnh sát biển 4 tặng ảnh Bác Hồ, túi thuốc y tế và phát tờ rơi tuyên truyền cho ngư dân.
(PLVN) - Ngày 6/10, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 do Đại tá Trần Nguyên Lai - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đến xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang tổ chức Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” trên địa bàn.

Tạo trợ lực cho ngành xuất nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ

Tạo trợ lực cho ngành xuất nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tỉnh Phú Thọ xếp vị trí thứ 9/63 các địa phương có đóng góp lớn cho xuất khẩu 7 tháng năm 2024 với 8,1 tỷ USD. Để đạt được kết quả này, chính quyền địa phương đã có những quyết sách hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và kết nối thị trường, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm lực.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Những tâm huyết dành cho Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) có tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô. (Ảnh minh họa - Nguồn: thanglong.chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong những thành công lớn nhất của Hà Nội trong năm 2024 là việc Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp Hà Nội phát triển đột phá, trong đó thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội.