Bên lề Hội thảo quốc tế về cải cách tư pháp do Bộ Tư pháp và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức sáng qua (25/10), trao đổi với PLVN, LS. Phạm Hồng Hải – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam - đã chỉ ra những hạn chế không hề nhỏ trong chính thủ tục giám đốc thẩm (GĐT), tái thẩm – những thủ tục đặc biệt để “sửa chữa sai lầm, thiếu sót trong hoạt động xét xử”:
Hội thảo quốc tế về cải cách tư pháp (CCTP) nhằm thảo luận, cùng tìm ra những kiến nghị để góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, phụng sự công lý. Đây là chương trình đầu tiên trong khuôn khổ Chương trình Đối tác tư pháp (JPP) – dự án hỗ trợ lớn nhất (về tài chính) cho công tác tư pháp của Việt Nam, hướng đến tạo tác động sâu rộng, tích cực cho hoạt động tư pháp, giúp người dân được hưởng và tiếp cận nền tư pháp một cách thuận lợi nhất. Một trong hai nội dung được thảo luận tại Hội thảo là Hoàn thiện mô hình tòa án xét xử hai cấp thuộc hợp phần Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ quan Nhà nước (Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC). Các ý kiến chuyên gia đã tập trung vào việc xây dựng, sửa đổi các luật về tố tụng, tìm hiểu cơ cấu, tổ chức tòa án tương xứng với thẩm quyền và những giải pháp tăng năng lực cho cán bộ tư pháp và các cán bộ ngoài tư pháp.a |
Nghiêm trọng là ý kiến của họ dường như được chấp nhận, biểu quyết, nhất là nếu như vụ án đó do chính Chánh án TANDTC kháng nghị. Nên dù Hội đồng xét xử GĐT có rất nhiều thành viên nhưng với cách làm này thì vẫn có biểu hiện vi phạm nguyên tắc xét xử tập thể.
* Nhưng với số lượng vụ án cần được GĐT, tái thẩm rất lớn hiện nay thì làm sao các thành viên HĐXX GĐT, tái thẩm có thể nghiên cứu hồ sơ từng vụ việc?
- Quốc gia nào cũng hạn chế GĐT, tái thẩm nhưng ở nước ta, cứ khiếu nại là có khả năng được kháng nghị. Đó là bất cập nên cần học hỏi các nước khác. Như ở Mỹ, ai cũng có quyền khiếu nại, chỉ cần đóng một khoản tiền để luật sư, thẩm phán nghiên cứu hồ sơ. Mỗi năm, TATC chọn 120-150 vụ việc để xem xét.
Việc xét xử phải có điểm dừng, không phải cứ kiến nghị, khiếu nại là xem xét, vì nhiều khi chỉ vì sai một vài câu chữ, hay mức bồi thường thiệt hại chênh lệch vài triệu cũng được lấy làm căn cứ để kháng nghị GĐT, tái thẩm, kéo theo cả một guồng máy với bao nhiêu con người phải làm việc.
* Vậy phải khắc phục thế nào cho phù hợp với tiến trình CCTP?
- Theo tôi cần sửa đổi các qui định của pháp luật để nâng cao trách nhiệm của các thành viên khi tham gia xem xét các vụ án GĐT, tái thẩm. Đặc biệt phải qui định rõ nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ của họ, chứ không chỉ nghe kết quả nghiên cứu của người khác rồi ra quyết định.
Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn đến thủ tục, nhiều trường hợp, bản án của TA lập luận là “mặc dù trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có nhiều vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” nên như vậy vẫn cứ kết luận. Đó là không đúng, càng văn minh càng quan tâm đến luật hình thức.
Bên cạnh đó, những vụ án có kháng nghị GĐT, tái thẩm thường rất phức tạp, nên để bảo đảm quyền lợi của người bị kết án về quyền bào chữa thì phải mời họ đến, nghe lời khai mới, chứ không chỉ xét xử GĐT, tái thẩm theo bút lục hay báo cáo của chuyên gia. Đồng thời cũng phải bảo đảm cho LS của họ tham gia.
Sửa đổi các bộ luật tố tụng không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động tố tụng chất lượng hơn, mà còn liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, hiện đang rất được quan tâm vì quyền trong tố tụng liên quan đến sinh mạng chính trị, mạng sống của mỗi người.
* Trân trọng cảm ơn ông!
H.Giang (thực hiện)