Lo"phí chồng phí" nếu xây trạm thu phí trên đại lộ Thăng Long

Trong lúc Bộ Giao thông Vận tải đang nỗ lực xây dựng và thực hiện đề án xóa bỏ các trạm thu phí đường bộ để tránh tình trạng phí chồng phí khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động thì thông tin Hà Nội chuẩn bị xây dựng trạm thu phí trên đại lộ Thăng Long khiến người dân ngơ ngác…. không hiểu tại sao (?).

Trong lúc Bộ Giao thông Vận tải đang nỗ lực xây dựng và thực hiện đề án xóa bỏ các trạm thu phí đường bộ để tránh tình trạng phí chồng phí khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động thì thông tin Hà Nội chuẩn bị xây dựng trạm thu phí trên đại lộ Thăng Long khiến người dân ngơ ngác…. không hiểu tại sao (?).

Đại lộ Thăng Long
Đại lộ Thăng Long

Trong cuộc họp ngày 23/8/2013 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã bàn về việc quản lý giao thông trên tuyến đại lộ Thăng Long bằng công nghệ hiện đại. Nhưng, những ưu điểm của việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý giao thông được trình bày trong hội nghị này lại không nhận được sự quan tâm nhiều từ dư luận mà thông tin quan trọng nhất được người dân đón nhận trong tâm trạng phấp phỏng, lo âu chính là… trạm thu phí.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải lập Đề án xây dựng trạm thu phí trên đại lộ hiện đại nhất Việt Nam để thu phí đường bộ, hoàn vốn đầu tư cho công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Việc thu phí cũng sẽ rất hiện đại, không thu tiền mặt mà sẽ thu bằng “thẻ”, trừ thẳng vào tài khoản của các chủ phương tiện.

Trước đó, người dân vô cùng hân hoan đón nhận thông tin về việc các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước, thu phí trả nợ vốn vay sẽ bị “dẹp” kể từ thời điểm việc đóng “phí” sử dụng đường bộ có hiệu lực. Vì, không thể một lần đi đường lại phải đóng hai loại phí.

Cũng chính việc triển khai dẹp các trạm thu phí được đầu tư bằng vốn ngân sách, vốn vay mà Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất dẹp các trạm thu phí vốn đã được hoán đổi thành trạm BOT, như trường hợp trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài, gây ra một cuộc tranh luận nảy lửa giữa chủ đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải khiến báo chí cũng tốn nhiều giấy mực. Với vụ việc này, UBND TP Hà Nội còn viện dẫn Luật Thủ đô và lý do để tránh tắc đường, không gây mất mỹ quan cho bạn bè quốc tế đến Việt Nam để ủng hộ việc dẹp trạm thu phí.

Về “phí” sử dụng đường bộ, theo quy định tại Nghị định 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ về việc thành lập Quỹ bảo trì đường bộ thì kể từ ngày 1/6/2012 (sau đó được lùi lại đến ngày 1/1/2013), sẽ thu phí sử dụng đường bộ thay thế phí đường bộ thu các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước. Với quy định này, các phương tiện đã “bình đẳng” với nhau trong việc nộp phí sử dụng đường bộ mà không phải cứ qua trạm thì trả tiền như trước nữa.

Để triển khai việc thu phí bảo trì đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ. Trong Công văn 2250/TTg-KTN ngày 28/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý và giao cho Bộ Giao thông Vận tải xóa bỏ, dừng thu phí tại các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước và trả nợ vốn vay từ ngày 1/1/2013. Có thể nói từ năm 2013, ngoài các trạm thi phí giao thông của các dự án BOT thì trên các quốc lộ sẽ không còn bóng dáng các trạm thu phí giao thông nữa.

Đùng một cái, UBND TP Hà Nội lại tuyên bố xây dựng trạm thu phí trên đại lộ Thăng Long với mục tiêu là để “hoàn vốn ngân sách” và sử dụng để bảo trì con đường to, đẹp nhất Việt Nam này. Điều này đã khiến nhiều người vừa nộp phí bảo trì đường bộ giật mình đặt câu hỏi “thế vừa nộp tiền vào quỹ bảo trì đường bộ, bây giờ lại thay đổi hay sao?”. Bạn đọc Minh Trí thắc mắc: “Thế lại thu phí trên ô tô nữa à? Cuối cùng chả hiểu sao nộp phí đường bộ xong, vẫn phải nộp phí cầu đường”.

Vẫn biết, chính sách và pháp luật thường xuyên thay đổi nhưng cái việc “đầu năm nói dẹp trạm, cuối năm lại dự định xây trạm” thì người dân đúng là không thể hiểu nổi. Và, việc xây trạm thu phí trên đại lộ Thăng Long, dù thu bằng tiền mặt hay bằng thẻ thì vẫn là thu tiền của dân, sẽ chắc chắn dẫn đến tình trạng phí chồng phí.

Hơn nữa, lý do thu phí để hoàn vốn và bảo trì đường có vẻ như không thuyết phục người dân vì chỉ cách đây mấy tháng, Thủ tướng đã yêu cầu dẹp các trạm thu phí hoàn vốn ngân sách và trả nợ vốn vay; tiền bảo trì đường bộ thì đã có quỹ bảo trì đường bộ. Như vậy, chủ trương này của Hà Nội đang là một chủ trương đi ngược lại các quy định của pháp luật vẫn còn mới và nóng?

Về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với Luật sư Ngô Trung Kiên, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Hà Giang để bạn đọc rõ hơn các quy định của pháp luật đang có hiệu lực:

Thưa Luật sư, xin ông giải thích ý nghĩa của việc áp dụng quy định về phí sử dụng đường bộ như hiện nay?

- Theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí thì khi sử dụng đường bộ, người tham gia giao thông phải trả phí. Việc thu phí sử dụng đường bộ được Bộ Giao thông Vận tải thực hiện thu tại các trạm thu phí giao thông và chỉ thu đối với người đi qua trạm. Với quy định trên thì chỉ thu phí sử dụng đường bộ đối với mỗi lần sử dụng đường. Nói đơn giản là khi nào đi đường thì lúc đó trả tiền và cũng chỉ trả tiền cho đoạn đường vừa đi qua.

Tuy nhiên, việc thu trên cũng có nhiều hạn chế vì nguồn vốn nhà nước đầu tư cho hạ tầng giao thông rất lớn nhưng chỉ thu phí trên một vài tuyến đường. Nhiều tuyến đường nhà nước đã đầu tư xây dựng, bảo trì, sửa chữa nhưng không thu được phí sử dụng. Do vậy, phương thức thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức thu trên đầu phương tiện để nộp vào Quỹ bảo trì đường bộ như hiện nay là hợp lý. Với cách thu như trên, phương tiện nào ra đường cũng phải nộp tiền và người tham gia giao thông đã nộp tiền một lần thì được sử dụng cả năm cho mọi con đường do nhà nước đầu tư.

Theo ông thì việc vừa nộp phí sử dụng đường bộ xong lại phải trả tiền thêm tại các trạm thu phí sẽ xây dựng, như trường hợp dự định đặt trạm thu phí tại đại lộ Thăng Long, thì có phải là nộp phí 2 lần không?

Vì thế, khi đã nộp phí sử dụng đường bộ cho nhà nước thì chủ phương tiện được sử dụng toàn bộ hạ tầng đường bộ do nhà nước đầu tư. Đối với các đoạn đường do doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT thì phải trả phí riêng là phù hợp. Trường hợp đường do nhà nước đầu tư như đại lộ Thăng Long mà lại đặt trạm thu phí như dự kiến thì chắc chắn là thu 2 lần phí. Vì, khi tôi nộp phí sử dụng đường bộ thì đương nhiên tôi được sử dụng đại lộ do nhà nước đầu tư mà không cần phải mua vé nữa.

Xin cảm ơn ông!

Bình Minh         

Đọc thêm

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.