Lối đi nào cho ChatGPT trong giáo dục?

Các chuyên gia công nghệ và giáo dục tại buổi tọa đàm mới đây về ChatGPT với giáo dục.
Các chuyên gia công nghệ và giáo dục tại buổi tọa đàm mới đây về ChatGPT với giáo dục.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sự ra đời của ChatGPT đã tạo nên một “cơn sốt” toàn cầu và hiện đang là chủ đề thảo luận, nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trái với sự sốt ruột của dư luận, các chuyên gia công nghệ và các nhà giáo dục khá bình tĩnh với ChatGPT…

ChatGPT “cám dỗ thú vị”

Phó Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam Phùng Việt Thắng nhận định; sản phẩm ChatGPT là một phiên bản thể hiện vô cùng thành công của ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Và phiên bản thành công này có các yếu tố khác với các phiên bản khác đấy là tính phổ cập và tính học hỏi cao ở màu sắc ngôn ngữ. Sản phẩm ChatGPT là động lực để chúng ta nhìn nhận đầu tư vào công nghệ để hỗ trợ vào cho ngành giáo dục đào tạo, nhìn nhận làm chủ công nghệ mới ra sao. Đồng thời xác định những thách thức dù là thách thức đó mang tính tích cực trong dạy và học hay thách thức tiêu cực cần hạn chế.

Ông Phùng Việt Thắng cho hay, ChatGPT là sự thú vị nhiều... cám dỗ, biểu hiện thành công của một xu hướng công nghệ AI trên toàn cầu. Đây là sự khuyến khích để các công nghệ khác được xã hội hóa.

PGS. TS Tạ Hải Tùng - Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng; giới công nghệ và người làm khoa học đón nhận sản phẩm ChatGPT rất bình tĩnh. Khoa học công nghệ nói chung có quá trình phát triển dài và có những công nghệ mới, đến một thời điểm nào đó đủ “chín” sẽ cho ra đời các sản phẩm. Có lẽ, chúng ta coi nó như một thành tựu lần đầu tiên đại chúng được trải nghiệm và thấy được năng lực của trí tuệ nhân tạo không quá xa xôi... Đây đơn giản là một mô hình thuật toán, chỉ được coi là một công cụ chứ chưa có suy luận, sáng tạo như một con người. Vấn đề đặt ra là cần phải trang bị cho người dùng, đặc biệt là học sinh, sinh viên cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm.

TS Lê Thống Nhất - chuyên gia giáo dục cho rằng; ChatGPT là một ước mơ về công nghệ thông tin, là bước tiến, thể hiện qua số lượng người dùng tăng đột biến trong thời gian ngắn. “Khi ChatGPT ra đời có thể gây hoảng sợ cho một số ngành, trong đó, có ngành giáo dục. Giáo viên nên coi ChatGPT là trợ thủ đắc lực cho việc dạy học. Dĩ nhiên, ChatGPT không thể thay thế thầy cô vì không có cảm xúc, nhưng có thể coi nó như một trợ lý, trợ thủ đắc lực.

Theo PGS.TS Tạ Hải Tùng, khi đưa công nghệ vào giáo dục, giảng viên, cơ sở giáo dục đại học sẽ hiểu sinh viên hơn. Gần đây, nhiều trường đại học có ý định cấm sinh viên sử dụng ChatGPT. Tuy nhiên, đó là tư tưởng bảo thủ. Thay vì tranh luận với sinh viên có sử dụng ChatGPT hay không, giảng viên có thể thảo luận để cùng đồng hành hỗ trợ và hướng dẫn người học sử dụng ChatGPT theo hướng tích cực.

PGS.TS Tùng cho rằng, sản phẩm ChatGPT có cái hay là đến thẳng với đại chúng. Chính vì vậy, mọi người khá bất ngờ vì thấy ChatGPT kỳ diệu đến như vậy, còn những người làm khoa học lại cảm thấy bình thường.

TS. Lê Thống Nhất đặt vấn đề: “Tại một số quốc gia, họ sử dụng ChatGPT để có tư liệu cho giảng dạy, học tập. Vì thế, chúng ta không nên cấm sử dụng ChatGPT, tuy nhiên, để sử dụng như thế nào là một vấn đề lớn”.

Anh Lê Viết Quốc, người Việt được xem là “quái kiệt” AI tạo tiền đề cho ChatGPT.

Anh Lê Viết Quốc, người Việt được xem là “quái kiệt” AI tạo tiền đề cho ChatGPT.

Sẽ có những chính sách sau khi sử dụng ChatGPT

TS. Nguyễn Thành Nam, Nhà sáng lập FUNiX ví von ChatGPT như... “nguồn nước mát, như cơn mưa rào”. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là tự học. Do đó, nếu khai thác tốt, ChatGPT có thể giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này. Theo ông Nguyễn Thành Nam, ChatGPT có thể làm cho giáo dục tốt lên nên chúng ta cần nhìn nhận theo hướng tích cực, để ứng dụng này có thể phục vụ đắc lực cho công việc của mình.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia giáo dục, PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội coi ChatGPT như một cơ hội. Phần mềm ứng dụng này cũng là cơ hội giải phóng giáo viên khi phải thực hiện những công việc lặp lại, tập trung thay đổi dạy học từ nội dung sang năng lực. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để giáo dục chuyển đổi số. Để làm được điều đó, thầy cô giáo cần chuyển đổi phương pháp dạy học, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.

Theo ông Nam, đây cũng là cơ hội để học sinh thúc đẩy việc học theo hướng cá nhân hoá. Việc khuyến khích sử dụng ChatGPT một cách khôn ngoan cũng như hình thành năng lực số, tận dụng công cụ số là cách để giáo viên, học sinh, sinh viên phát triển bản thân, phục vụ việc học và phát triển nghề nghiệp.

Đơn cử, ông Nam thử ra đề bài cho sinh viên với ChatGPT thì ngay lập tức, Chat GPT hệ thống và có thể đạt đến điểm 5 cho một bài luận. Nhưng để đạt điểm xuất sắc thì không. Do đó, ông Nam và các chuyên gia khác cho rằng, mặt tích cực, Chat GPT có thể hỗ trợ sinh viên tới điểm 7 hay 9 tùy theo năng lực của mỗi sinh viên.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, với ngành Giáo dục, chủ thể vẫn là người thầy nhưng không phải chỉ người thầy với những bài giảng mà còn có công nghệ. Công nghệ giáo dục nổi lên từ nhiều năm nay, đó là câu chuyện dạy học trực tuyến và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Nhìn nhận ChatGPT như một cơ hội rất lớn, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, ngành Giáo dục cần phải có những chính sách kịp thời.

“Tất cả những cái mới còn nhiều sự thay đổi và còn nhiều tiến bộ. Không có chính sách nào ra có thể bắt kịp tương lai lâu dài. Nhưng trước hết, chúng ta cần bắt đầu thay đổi nhận thức, cách nhìn nhận công nghệ và cách đón nhận nó. Chúng ta không quá hào hứng nhưng chúng ta không quá lo ngại hay hoảng sợ.

“Cách tốt nhất để hiểu nó chính là dùng nó”, Thứ trưởng khẳng định, đồng thời mong muốn các học sinh, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục sử dụng, cảm nhận, trải nghiệm công nghệ để hiểu hơn và cùng thảo luận, tiếp tục làm rõ hơn lợi ích mà ChatGPT mang lại, tương lai phát triển của ChatGPT và những công nghệ khác. Từ đó, các cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ GD-ĐT và các cấp ban ngành khác sẽ có những chính sách lâu dài và kịp thời.

Thứ trưởng cũng cho rằng, việc hình thành các trung tâm dạy học xuất sắc trong nhà trường rất cần thiết nhằm hỗ trợ người thầy giảm bớt khối lượng công việc, tăng năng suất, hiệu quả và chất lượng cũng như là bình đẳng trong giáo dục.

“Ứng dụng công nghệ làm sao để chúng ta hạn chế những mặt trái, sự lệ thuộc vào những công nghệ, công cụ và để làm sao cuối cùng chúng ta mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao của người học, giảm chi phí trong giáo dục để mọi người dân có thể tiếp cận giáo dục chất lượng tốt. Và tất cả chính sách cũng đều hướng đến ý nghĩa đó. Giữ cho nền giáo dục trong sạch ở mọi nơi, với đạo đức trong nhà trường. Đó là những chính sách mà Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu để điều chỉnh. Và chúng ta còn rất nhiều thời gian và cũng sẽ hào hứng chờ đợi những phát triển công nghệ mới trong thời gian tiếp theo”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

CEO Nguyễn Tử Quảng tiết lộ bất ngờ thành công của ChatGPT là nhờ một người Việt Nam

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân của mình, CEO của BKAV, ông Nguyễn Tử Quảng đã tiết lộ một người Việt Nam có vai trò quyết định với thành công của ChatGPT. Theo CEO của BKAV, người Việt Nam này chính là anh Lê Viết Quốc, một trong 4 người đồng sáng lập ra Google Brain.

Chính anh Lê Viết Quốc đã phát triển một thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên và Google đã phát triển phiên bản này và cho ra thuật toán Transformers. Thuật toán này đã giúp Open AI dựa vào đó để phát triển chatbot ChatGPT.

Được biết, anh Lê Viết Quốc sinh năm 1982 tại Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Sau khi tốt nghiệp Trường chuyên Quốc học Huế, anh Quốc tiếp tục theo học tại Đại học Quốc gia Australia (Úc) và sau đó làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Stanford (Mỹ) về trí tuệ nhân tạo.

Năm 2011, anh Quốc đồng sáng lập Google Brain, cùng với cố vấn Tiến sĩ Andrew Ng, nghiên cứu sinh Google Jeff Dean và nhà nghiên cứu tại Google Greg Corrado. Mục tiêu là khai phá về Học sâu (Deep Learning) trên cơ sở khối lượng dữ liệu khổng lồ của Google.

Cụ thể, CEO Nguyễn Tử Quảng chia sẻ sau khi đã tìm ra tới cùng bản chất của vấn đề: “ChatGPT do Công ty OpenAI phát triển dựa trên thuật toán có tên là Transformers (AI model), do đội Google Brain phát triển vào năm 2017. Đây cũng là công nghệ lõi giúp Google Dịch có chất lượng cao như hiện nay.

Năm 2011 Google Brain được đồng sáng lập bởi 4 người, trong đó có bạn Lê Viết Quốc, người Thừa Thiên - Huế Việt Nam. Năm 2014, Lê Viết Quốc phát triển thành công thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên có tên là seq2seq. Điều thú vị, nhờ thuật toán này của Quốc, Google phát triển một phiên bản nâng cấp với tên gọi Transformers nói trên. Như vậy, Lê Viết Quốc có vai trò quyết định với thành công của thế giới về xử lý ngôn ngữ tự nhiên nói chung và ChatGPT nói riêng. Quá tuyệt vời phải không các bạn”.

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.