Loạt quy định mới về cảnh sát biển có hiệu lực từ tháng 7

Cảnh sát biển Việt Nam cứu hộ tàu cá gặp nạn trên biển. Ảnh: Cổng thông tin Bộ Quốc phòng.
Cảnh sát biển Việt Nam cứu hộ tàu cá gặp nạn trên biển. Ảnh: Cổng thông tin Bộ Quốc phòng.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7, trong đó, có những điểm mới so với Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008.

Luật Cảnh sát biển Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định cụ thể, chi tiết về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; khẳng định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Đồng thời, khẳng định, Cảnh sát biển Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo quy định của Luật, Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh đến đơn vị cấp cơ sở. Hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển; Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát biển Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

Luật đã thể chế hóa đường lối của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững: “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật trên biển” - đây là điểm mới về vị trí của Cảnh sát biển Việt Nam; đồng thời Luật cũng quy định: “Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền”.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Luật quy định 7 nhóm nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam, trong đó bổ sung mới 2 nhiệm vụ, một là tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý tình huống quốc phòng, an ninh trên biển; hai là tiếp nhận, sử dụng nhân lực tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền. Luật cũng quy định 10 quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam trên cơ sở tập hợp hoá các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; bổ sung 3 quyền hạn mới cho Cảnh sát biển Việt Nam gồm: Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp; Đề nghị tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.

Về phạm vi hoạt động, Cảnh sát biển Việt Nam có phạm vi hoạt động trong vùng biển Việt Nam (khoản 1 Điều 11). Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam (khoản 2 Điều 11). Cụm từ “ngoài vùng biển Việt Nam” có thể được hiểu bao gồm: các địa bàn liên quan và vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam (đất liền, vùng biển quốc tế).  

Về biện pháp công tác, Luật quy định rõ 7 biện pháp công tác Cảnh sát biển gồm: vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn trên biển theo quy định của pháp luật; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định việc sử dụng các biện pháp công tác Cảnh sát biển, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình. Đây là quy định mới, rõ ràng hơn so với Pháp lệnh năm 2008; khắc phục được bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành đang chưa có quy định về biện pháp công tác Cảnh sát biển.

Về hoạt động, Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động có liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân. Cảnh sát biển Việt Nam đã thường xuyên sử dụng các quyền này để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam; khai thác thủy sản bất hợp pháp; nghiên cứu, thăm dò dầu khí, khoáng sản; buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép; buôn lậu ma túy trên biển; trấn áp cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền. Vì vậy, để bảo đảm tuân thủ khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 về “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật…”, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong từng hoạt động như: tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; huy động nhân lực, tàu thuyền, phương tiện dân sự; thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; công bố cấp độ an ninh hàng hải…

Về hợp tác quốc tế, so với Pháp lệnh trước đây, Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định rõ ràng hơn về hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam, bố cục một mục riêng, gồm 3 Điều về nguyên tắc, nội dung và hình thức hợp tác quốc tế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc gia ven biển theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Về quản lý nhà nước và trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, Luật quy định rõ ràng, cụ thể về quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam cũng như trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức, quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện cho Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng quỹ đất tại địa phương để xây dựng trụ sở đóng quân, trú đậu tàu thuyền, kho tàng, bến bãi; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam; thực hiện chính sách về nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã có những quy định cụ thể để bảo đảm chế độ, chính sách cho tổ chức, cá nhân hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam, cụ thể trong các điều luật. Đó là: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật khi có yêu cầu; có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Về huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự, Luật quy định: Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam. Việc huy động phải phù hợp với khả năng thực tế của người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động và phải hoàn trả ngay khi tình thế khẩn cấp chấm dứt. Trường hợp người, tài sản được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc huy động của Cảnh sát biển Việt Nam. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...