Lo dân “chìm” nếu giá điện bị “thả nổi”

Suy từ thực tế thời gian qua, ngành điện liên tục đề nghị Chính phủ tăng giá điện nên nhiều ĐB cho rằng, “nếu thả giá bán lẻ điện chắc chắn sẽ có mức giá không lợi cho người tiêu dùng”. ĐB Trần Văn Tấn (tỉnh Tiền Giang) không tán thành để DN tự định giá trong điều kiện EVN còn độc quyền mà Nhà nước cần định giá bán cụ thể đối với giá bán lẻ điện.

Thảo luận về dự thảo Luật Giá sáng qua (28/5), nhiều Đại biểu Quốc hội còn băn khoăn khi cơ chế “xin cho” vẫn lấp ló trong các qui định của dự thảo Luật và nguy cơ không thể kiểm soát giá các mặt hàng độc quyền nếu cho doanh nghiệp “tự quyết trong các quy định giá khung”.
Băn khoăn về qui định “Đăng ký giá” 
Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết phải quy định biện pháp “đăng ký giá” nhằm: tạo công cụ kiểm soát việc hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, nhất là trong trường hợp thao túng giá thị trường ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng; việc quy định “đăng ký giá” không dẫn đến can thiệp sâu của Nhà nước vào quyền chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp vì chỉ áp dụng đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá tại thời điểm bình ổn giá.
Nhưng nhiều đại biểu lại không tán thành đưa qui định về “đăng ký giá” vì hiện chưa có cơ chế giám sát cụ thể cũng như lực lượng tương ứng, khi áp dụng vào thực tế sẽ khó bảo đảm tính nghiêm minh. 
Theo báo cáo tổng hợp tình hình đăng ký giá, kê khai giá theo Thông tư 122/2010 của Bộ Tài chính thì qua 6 tháng thực hiện Thông tư này Cục Quản lý giá chỉ từ chối yêu cầu tăng giá bán của DN 2 lần, chưa tới 3% đơn đề nghị.
Điều này cho thấy, trong một môi trường cạnh tranh khi tiếp tục tăng giá thì DN phải có lý do hết sức xác đáng, cân nhắc kỹ lưỡng vì yếu tố cạnh tranh luôn được đặt lên hàng đầu.
Theo ĐB Trần Du Lịch (đoàn TP.HCM), với việc đăng ký giá thì không rõ vai trò và quyền của cơ quan Nhà nước. Nếu không đồng ý với giá đăng ký của DN mà DN phải thay đổi giá thì Nhà nước đã quyết định giá. Còn nếu cơ quan có thẩm quyền đồng ý với giá đăng ký của DN thì thực chất hoạt động đăng ký giá chỉ là “kê khai giá”, không có tác dụng gì với việc điều tiết giá cả thị trường của Nhà nước. 
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) phát biểu tại Hội trường.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) phát biểu tại Hội trường.
Theo một số phân tích, biện pháp đăng ký giá không thành công trong trường hợp cố gắng can thiệp và bình ổn giá sữa, gas, thuốc chữa bệnh… Nên “Để Luật quản lý giá thống nhất và phù hợp với Luật Cạnh tranh và hỗ trợ thị trường phát triển tôi đề nghị áp dụng các biện pháp bình ổn giá trực tiếp chỉ nên giới hạn trong trường hợp có dấu hiệu lũng đoàn về giá” – ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu ý kiến.
Một số ĐBQH nhận định, việc điều chỉnh giá theo dự thảo Luật sẽ “khiến cho các nhà phân phối thì đầu cơ, còn các đại lý thì “găm” hàng đợi giá lên như thực tế đã xảy ra”. 
Bình ổn giá “mông lung”
Là nhận xét của nhiều ĐB  về các nguyên tắc về bình ổn giá trong dự thảo Luật. Tán thành danh mục hàng bình ổn chỉ còn 10, không quá mở rộng như trước vì “Mở rộng danh mục hàng hóa bình ổn là lợi bất cập hại, Nhà nước lấn chiếm thị trường mà không giải quyết được gì”, nhưng ĐB Lịch cũng lưu ý “10 mặt hàng này có lập quỹ bình ổn giá hay không cần nghiên cứu, quy định rõ. Mặt khác, cần lưu ý những bài học kinh nghiệm từ hoạt động của quỹ bình ổn xăng dầu khi cân nhắc vấn đề quỹ bình ổn giá”. 
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) lo ngại, không cẩn trọng, các qui định của dự thảo Luật còn có thể bị nước ngoài sử dụng “như vũ khí” để “đánh” DN nước ta trên thị trường nước ngoài, trong bối cảnh đến 2018 Việt Nam mới được công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ. Do vậy, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) cho rằng, cần “điều chỉnh các qui định để không còn mang nặng dáng dấp cơ chế “xin – cho” trong quản lý giá”.
Lo lắng nếu giá bán lẻ điện bị thả nổi
Theo báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật của UBTVQH, vấn đề giá điện dự kiến sẽ được quy định như Chính phủ đề nghị. Nhà nước sẽ chỉ định mức giá cụ thể đối với giá truyền tải, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện vì đây là những khâu đang thuộc độc quyền nhà nước. 
Trước mắt, Nhà nước sẽ vẫn quy định khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện nhưng về lâu dài sẽ áp dụng cạnh tranh theo lộ trình. Riêng về giá bán lẻ điện, Nhà nước cũng sẽ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, Thủ tướng quy định cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt theo cơ chế thị trường. Điều này đồng nghĩa, EVN sẽ định giá cụ thể giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương kiểm soát trong khung giá của Chính phủ. 
Suy từ thực tế thời gian qua, ngành điện liên tục đề nghị Chính phủ tăng giá điện nên nhiều ĐB cho rằng, “nếu thả giá bán lẻ điện chắc chắn sẽ có mức giá không lợi cho người tiêu dùng”. ĐB Trần Văn Tấn (tỉnh Tiền Giang) không tán thành để DN tự định giá trong điều kiện EVN còn độc quyền mà Nhà nước cần định giá bán cụ thể đối với giá bán lẻ điện.
Bởi Bộ Công Thương vừa là chủ sở hữu EVN, vừa là cơ quan thẩm định, kiểm soát giá điện, ra các chính sách về giá điện. "Kể cả có Cục Điều tiết điện lực quyết nhưng vẫn thuộc bộ này. Như vậy có mâu thuẫn về lợi ích trong việc điều hành giá điện. Cần có cơ quan độc lập giám sát giá điện. Nếu giá bán lẻ điện không được Nhà nước định giá cụ thể thì sẽ thiệt hại cho người tiêu dùng" - ĐB Nguyễn Thanh Hải đề nghị.
Đồng tình quan điểm này, ĐB Nguyễn Văn Thành (Lạng Sơn) lưu ý các quy định về định giá cần xem xét kỹ, tránh nguy cơ sau khi thông qua dự luật, giá điện sẽ lại tăng cao. 
Hương Giang

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...