Lính quân hàm xanh chống tội phạm vùng biên

Vượt qua nhiều khó khăn và vất vả để thực hiện“4 cùng” với đồng bào, những cán bộ chiến sĩ, bộ đội biên phòng Lai Châu đã khám phá thành công nhiều chuyên án ma túy và buôn bán phụ nữ trên địa bàn biên giới này.

Vượt qua nhiều khó khăn và vất vả để thực hiện“4 cùng” với đồng bào, những cán bộ chiến sĩ, bộ đội biên phòng Lai Châu đã khám phá thành công nhiều chuyên án ma túy và buôn bán phụ nữ trên địa bàn biên giới này.

Bộ đội “4 cùng

Khẩu hiệu “4 cùng” được Thượng tá Vũ Quang Mạo – Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy Biên Phòng Lai Châu- giải thích với những người “ngoại đạo” như chúng tôi là, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”.

Trải qua “4 cùng” này, ngoài việc giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, phá nhiều vụ buôn bán trái phép chất ma tuý, mua bán người thì lính biên phòng Lai Châu đã tích cực giúp đồng bào bài trừ hủ tục, xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa bàn biên giới hiểm trở này…

Bộ đội Biên phòng Lai Châu làm nhà đại đoàn kết
Bộ đội Biên phòng Lai Châu làm nhà đại đoàn kết

Những cái tên bản, tên xã như Pa Ủ, Pa Vệ Sủ, Ka Năng, Thu Lũm, Hà Xi… là những nơi đặc biệt khó khăn mà cán bộ chiến sĩ biên phòng Lai Châu gọi chung là bản “n không”, có nghĩa: không trường học, không chợ, không đường, không trạm y tế, không nhà cửa, không điện, không nước…

Nhưng với chính sách của Đảng, Nhà nước, cán bộ chiến sĩ biên phòng đã có nhiều chương trình như: xây dựng mô hình kinh tế giúp đồng bào (chăn nuôi, trồng lúa nước…), xóa mù chữ, làm nhà đại đoàn kết, củng cố cơ sở chính trị, tuyên truyền chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước nên đời sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều thay đổi tích cực.

Thượng tá Mạo cho biết, không chỉ biết tự mình giúp đồng bào, Bộ chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng Lai Châu còn là cầu nối để các nhà hảo tâm giúp đỡ thiết thực cho bà con dân bản và trẻ em, học sinh nghèo vùng biên. Trong năm 2011, thông qua Bộ chỉ huy BĐBP Lai Châu, đã có hàng chục đoàn công tác, các tổ chức, câu lạc bộ, nhóm tình nguyện chuyển quà gồm quần áo, chăn bông, thuốc men, thực phẩm đến các xã nghèo, khó khăn.

Đặc biệt có ý nghĩa trong các hoạt động này mà Thượng tá Mạo thấy cảm động là việc nhóm các bạn trẻ là sinh viên một số trường Đại học, cao đẳng tại Hà Nội đã không quản khó khăn, gian khổ xuống từng xã để khảo sát đời sống của bà con dân bản, thấy thiếu thốn thứ gì, họ ghi chép lại và rồi bổ sung vào danh mục hàng hóa cần trợ giúp một cách thiết thực.

Nói về chuyện “4 cùng” ở đây, không thể không nhắc đến “năng khiếu” học tiếng dân tộc của lính biên phòng. Thượng tá Mạo cho hay, các chiến sỹ đã thực hiện tốt việc học tiếng nhân dân ở địa bàn đóng quân. Đến nay, hàng chục lớp học các tiếng: Mông, Dao, La Hủ… đã được mở tại các đồn biên phòng. Nhiều cán bộ chiến sĩ có thể nói thông thạo tiếng đồng bào địa phương.

Ở Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ), ngoài việc học tiếng dân tộc Dao, cán bộ chiến sĩ phải học tiếng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc để thuận lợi trong giao tiếp với người dân nước bạn. Hay ở Đồn Biên phòng Pa Ủ (huyện Mường Tè), cả đồn đều duy trì học 2 buổi tiếng La Hủ/ tuần. Thế rồi, nhiều đồn biên phòng đã trở thành lớp học cho cả các cô giáo miền xuôi mới đến bản dạy học để thuận lợi hơn khi vận độc đồng bào cho con em mình đến lớp.

“Nếu nhà báo lên thăm một số đồn biên phòng, nhất định sẽ tận mắt chứng kiến về khả năng nói tiếng dân tộc của các chiến sỹ. Nào là anh Lù Văn Thêu (dân tộc Thái, Đồn Biên phòng Pa Ủ) nói thông thạo tiếng La Hủ, thường được gọi làm phiên dịch mỗi khi có đoàn cán bộ tỉnh, trung ương lên thăm đồn; Nào là anh Luân Ngọc Vượng (Đồn Biên phòng Ka Năng, dân tộc Nùng ở Thái Nguyên) nói thông thạo 3 thứ tiếng: Dao, Hà Nhì, La Hủ…”- Thượng tá Mạo giới thiệu. 

Cùng  đồng bào thu hoạch lúa
Cùng đồng bào thu hoạch lúa

… phá án thành công

Thượng tá Phạm Văn Hải- Trưởng phòng Phòng chống tội phạm về ma tuý, Bộ Chỉ huy biên phòng Lai Châu - cho biết, trong năm 2011, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 219 vụ, bắt giữ 639 đối tượng phạm tội. Trong đó có 5 chuyên án, bắt, xử lý 56 vụ/75 đối tượng, tang vật thu giữ 1.873kg thuốc phiện, 3950 viên ma túy tổng hợp và nhiều tang vật khác.

Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động nhân dân phá nhổ 2.550 m2 cây thuốc phiện, vận động và tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho 100 đối tượng nghiện ma túy ở các xã biên giới. Với tội phạm mua bán người, đã bắt giữ, xử lý 8 vụ/14 đối tượng, giải cứu 11 nạn nhân.

Một trong số các chuyên án khó khăn nhất mà Thượng tá Hải theo đuổi nhiều năm là chuyên án 513T, do Phạm Thu Lý (quê ở Vũ Thư, Thái Bình, trú quán tại Lào Cai) cầm đầu đường dây mua bán người hoạt động trong thời gian dài.

Lý đã chỉ đạo Hò Thị Quyền lừa bán nhiều nạn nhân sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Rốt cuộc đường dây này đã bị cán bộ chiến sĩ biên phòng đánh sập, giải cứu nhiều nạn nhân của  Lý và Quyền. Chuyên án này, Thượng tá Hải đã nhiều lần phải sang Trung Quốc để trao đổi, phối hợp với đồng nghiệp nước bạn mới có thể bắt giữ được đối tượng chính…

Hồng Anh

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...