Lĩnh án vì cao hổ

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Vụ án được đánh giá là "hiếm có" bởi các cơ quan chức năng địa phương đã thành công trong việc làm rõ và truy cứu trách nhiệm hình sự tất cả các đối tượng có liên quan ở những vị trí, vai trò khác nhau liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã trái phép.

Ngày 28 và 29 tháng 12/2022, TAND huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 đối tượng có liên quan trong vụ án mua hổ về nhà nấu cao bị phát hiện tháng 4/2022 và tuyên hình phạt tù với cả 5 đối tượng, trong đó có một đối tượng được hưởng án treo.

Trước đó, ngày 10/4/2022, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường - Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Công an huyện Thường Xuân đã phát hiện đối tượng Đỗ Văn Lấn (sinh năm 1974) và vợ là Nguyễn Thị Oanh (sinh năm 1977, cùng trú tại thôn Thống Nhất 2, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân) có hành vi tàng trữ trái phép 1 cá thể hổ trưởng thành đông lạnh, 1 bộ da hổ, 15 kg xương động vật hoang dã, 20 miếng cao nghi của động vật hoang dã, 6 nanh nghi của động vật hoang dã cùng nhiều vật dụng để chuẩn bị nấu cao tại nhà riêng.

Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng bắt giữ thêm nhiều đối tượng có liên quan đến hoạt động tàng trữ, mua bán trái phép động vật hoang dã này, bao gồm: đối tượng Hoàng Văn Hiến (sinh năm 1974, trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) – được xác định là đối tượng bán cá thể hổ cho Lấn và Oanh, đối tượng Nguyễn Văn Liệu (sinh năm 1967, trú tại khu phố 3, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) được xác định là các đối tượng vận chuyển hổ từ Nghệ An ra Thanh Hóa và Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1966, trú tại phường Đông Tân, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) – được xác định là đối tượng môi giới vụ mua bán hổ này.

Đặc biệt, trong các đối tượng này, hai đối tượng Hiến và Tuấn đều đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự và nhận bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo về hành vi phạm tội liên quan đến động vật hoang dã. Trong đó, Tuấn đã tiếp tục phạm tội khi vẫn đang trong thời gian thử thách thi hành “án treo”.

Tang vật thu được từ vụ án. Ảnh ENV

Tang vật thu được từ vụ án. Ảnh ENV

Theo thông tin tại phiên tòa, khoảng cuối tháng 3/2022, đối tượng Đỗ Văn Lấn cùng vợ là Nguyễn Thị Oanh tìm mua 1 cá thể hổ từ Nguyễn Văn Tuấn để nấu cao bán kiếm lời do biết Tuấn có nhiều mối quan hệ với các đối tượng chuyên buôn bán động vật hoang dã.

Ngày 1/4/2022, Tuấn dẫn vợ chồng Lấn và Oanh đến nhà đối tượng Hoàng Văn Hiến (tại Nghệ An), mua một cá thể hổ đã chết được cấp đông nặng 62,9 kg với giá 145 triệu đồng, thuê Liệu vận chuyển cá thể hổ từ Nghệ An về Thanh Hóa với giá 10 triệu. Lấn và Oanh cũng trả Tuấn 4 triệu tiền “phí môi giới”.

Sau đó, hai vợ chồng Lấn và Oanh sử dụng điện thoại di động chụp ảnh, quay video cá thể hổ giới thiệu quảng cáo tới khách hàng. Đến ngày 10/4/2022, khi hai đối tượng đang chuẩn bị nấu cao cá thể hổ thì bị lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang và tịch thu toàn bộ tang vật. Khám xét khẩn cấp nơi ở của Hoàng Văn Hiến, cơ quan chức năng còn thu giữ thêm 4 chi gấu ngựa bị tàng trữ trái phép.

Sau quá trình nghị án, Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên phạt đối tượng Đỗ Văn Lấn 15 tháng tù; đối tượng Nguyễn Thị Oanh 14 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 28 tháng; đối tượng Hoàng Văn Hiến 14 tháng tù và đối tượng Nguyễn Văn Liệu 12 tháng tù. Đối tượng Nguyễn Văn Tuấn nhận hình phạt 14 tháng tù nhưng bị tổng hợp hình phạt với bản án “treo” trước đó và phải chấp hành tổng cộng 50 tháng tù cho cả 2 bản án. Các đối tượng cũng bị tuyên truy thu số tiền thu lợi bất chính trong vụ án này.

Hổ (Panthera tigris) và gấu ngựa (Ursus thibetanus) đều là các loài động vật hoang dã thuộc lớp thú nằm trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm Nghị định 64/2019/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 - BLHS), các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã thuộc Danh mục loài trên có thể bị xử phạt lên đến 15 năm tù đối với cá nhân tùy theo số lượng cá thể động vật hoang dã bị xâm hại.

Trong vụ án trên, với hành vi vi phạm xâm hại đến một cá thể hổ (của tất cả các đối tượng) và các sản phẩm của gấu (của đối tượng Hiến), các đối tượng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 244 BLHS với mức hình phạt từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc từ 1 đến 5 năm tù đối với cá nhân.

Phiên tòa xét xử vụ án. Ảnh ENV

Phiên tòa xét xử vụ án. Ảnh ENV

Theo bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) thì đây là chiến công đặc biệt xuất sắc thể hiện quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cạo của các đơn vị liên quan vì hiếm có một vụ án nào mà các cơ quan chức năng địa phương đã thành công trong việc làm rõ và truy cứu trách nhiệm hình sự tất cả các đối tượng có liên quan ở những vị trí, vai trò khác nhau, từ đối tượng bán, đối tượng mua cho đến đối tượng vận chuyển, môi giới bán động vật hoang dã trái phép như trong vụ án này.

Đọc thêm

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.