Lập luận thiếu thuyết phục của Bộ Giao thông về đề xuất xóa trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài

Chiều nay, 6/5/2013, Bộ GTVT đã tổ chức họp báo để “giải trình” việc đề xuất xóa bỏ trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài. Tuy nhiên, tư duy  thiếu nhất quán trong việc thực hiện pháp luật, lập luận thiếu thuyết phục và cách áp dụng chính sách "tiền hậu bất nhất" của Bộ GTVT đã vấp phải những phản ứng gay gắt từ phía nhà đầu tư và công luận. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường thừa nhận cho đến nay, Bộ GTVT chưa được Thủ tướng Chính phủ xem xét đề xuất nói trên.

[links()]Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam và một số cơ quan báo chí có các bài bài viết phản ánh  việc Bộ GTVT đề xuất phương án xử lý trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài là trái pháp luật và đi ngược với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xắp xếp lại các trạm thu phí để thực hiện việc thu phí bảo trì đường bộ, ngày 6/5/2013, Bộ GTVT tổ chức cuộc họp báo để “giải trình” về các lý do mà Bộ này đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc xóa bỏ trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài

 “Tiền hậu bất nhất”

Trong Thông cáo báo chí gửi các cơ quan báo chí, Bộ GTVT giải thích lý do xóa trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài là để “tránh ùn tắc giao thông”. Cụ thể hơn, Bộ GTVT cho rằng, tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài hiện tại đã giao cho UBND TP Hà Nội quản lý nên theo Luật Thủ đô, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ GTVT xóa bỏ trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài để phù hợp với công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông và tránh ùn tắc giao thông vì trạm thu phí nằm trên tuyến đường nối sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm Hà Nội. Bộ GTVT cũng cho rằng, việc duy trì trạm gây bức xúc cho người tham gia giao thông vì không đi đường tránh Vĩnh Yên nhưng vẫn phải trả phí.

Ý kiến này của Bộ GTVT ngay lập tức bị phản ứng gay gắt từ không chỉ người trong cuộc (nhà đầu tư) mà cả những người ngoài cuộc cũng không thể đồng tình. Trước đây, lý do được đưa ra để biện hộ cho đề xuất xóa bỏ trạm thu phí là vì việc tiến hành thu phí bảo trì đường bộ được thực hiện từ ngày 1/1/2013, nếu giữ trạm thì sẽ dẫn đến “phí chồng phí”. Nhưng, khi xác định rõ bản chất trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài là trạm BOT, không phải là trạm thu phí nộp ngân sách, trả nợ vốn vay thì Bộ GTVT lại viện cớ “ùn tắc giao thông” và bám vào đề nghị của UBND TP Hà Nội để dẹp trạm. Sự tiền hậu bất nhất này cho thấy căn cứ để xóa trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài rất thiếu thuyết phục.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chủ trì cuộc họp báo
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chủ trì cuộc họp báo

Bên cạnh đó, các lý do mà Bộ GTVT đưa ra cũng thể hiện tư duy không nhất quán trong việc thực hiện pháp luật. Trước đây, để kêu gọi vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông, Bộ GTVT, Bộ Tài chính đã không hề quan tâm đến “người tham gia giao thông” tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài có “bức xúc” hay không khi Bộ sử dụng trạm thu phí ở Hà Nội để thu tiền hoàn vốn cho dự án tại Vĩnh Phúc. Nay, khi muốn phá trạm này, Bộ GTVT lại mang người tham gia giao thông làm chiếc phao cứu cánh cho lập luận thiếu thuyết phục của Bộ.

Việc chuyển trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài từ trạm thu phí nộp ngân sách  thành trạm thu phí BOT của dự án BOT QL2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên là một chủ trương nhất quán đã được các Bộ GTVT, Bộ Tài chính thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện. Đến nay, thân phận trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài đã gắn liền với dự án BOT Quốc lộ 2. Trong cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng đã nêu khá rõ lý do tại sao lại sử dụng trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài. Theo đó, do số lượng trạm thu phí trên tuyến QL 2 quá dày, không thể đặt thêm trạm nên Chính phủ đồng ý dùng trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội bài để thu phí hoàn vốn dự án QL 2, đoạn tránh TP VĨnh Yên. Căn cứ chủ trương trên, ngày 14/8/2007, Cục Đường bộ Việt Nam và Công ty CP BOT Vietracimex 8 đã ký kết hợp đồng số 37/CĐBVN-HĐ.BOT, với quy định cụ thể là tiền hoàn vốn của dự án sẽ được lấy từ phí sử dụng đường bộ thu từ trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài.

Về việc chuyển giao trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài cho Công ty CP BOT Vietracimex 8 quản lý và thu phí hoàn vốn, ngày 12/12/2008, Bộ GTVT có Công văn số 9088/BGTVT –KHĐT gửi Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính đồng ý. Ngày 19/6/2009, Bộ GTVT có Công văn số 4091/BGTVT-TC gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Chủ trương chuyển giao trạm cho nhà đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn đồng ý. Vì vậy, ngày 25/8/2009, Bộ GTVT đã có quyết định số 2465/QĐ-BGTVT chuyển giao nguyên trạng trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài cho Công ty CP BOT Vietracimex 8. Quyết định 2465/QĐ-BGTVT quy định: “Sau khi dự án xây dựng Quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thành đưa vào sử dụng, số tiền thu phí sử dụng đường bộ thu được sử dụng để hoàn vốn cho dự án theo quy định hiện hành”.  

Hệ lụy của việc dùng quyết định hành chính “bẻ ghi” hợp đồng

Đánh giá về các lý do mà Bộ GTVT viện dẫn làm căn cứ để xóa trạm, Luật sư Trần Việt Hùng, Trưởng VPLS Trí Việt cho rằng: việc mời gọi nhà đầu tư đổ vốn vào dự án BOT hạ tầng giao thông bằng việc lấy trạm thu phí ở Hà Nội để thu hồi vốn cho dự án tại Vĩnh Phúc giống như “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư, nay dự án mới đi được 1/8 quãng đường thì Bộ GTVT lại tìm một lý do khác để dẹp trạm như vậy chẳng khác “đặt bẫy” đối với nhà đầu tư. Do đó, đề xuất dẹp trạm thu phí của Bộ GTVT không chỉ sự vô trách nhiệm với nhà đầu tư mà còn khiến nhà đầu tư cảm thấy bị…lừa.

Về lý do “tắc đường” mà Bộ GTVT nêu trong thông cáo báo chí, đại diện một doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông cũng chỉ ra nhiều bất hợp lý. Theo ông, trên tuyết Bắc Thăng Long – Nội Bài hiếm khi bị tắc đường tại trạm thu phí. Hơn nữa, khi tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài được thông xe thì khách quốc tế cũng sẽ không còn đến Hà Nội bằng đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và chuyện “tắc đường” trên tuyến này cũng chỉ còn là chuyện của dĩ vãng. Lý do “tắc đường” hoàn toàn không có căn cứ.

Luật sư Nguyễn Đăng Việt, Công ty luật TNHH Bizconsult phân tích, Điều 4 Luật Đầu tư đã quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư . Đây là điều luật quan trọng để khẳng định rằng Nhà nước Việt Nam không chỉ khuyến khích các hoạt động đầu tư, mà còn đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hoạt động của nhà đầu tư. Nhưng với vụ việc này thì thấy, doanh nghiệp cần thận trọng hơn trước những cam kết bảo hộ đầu tư.

Đến nay, đề xuất của Bộ GTVT chưa được Thủ tướng Chính phủ xem xét. Ngày 2/5/2013, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 3383/VPCP-KTN yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có ý kiến đối với đề xuất của Bộ GTVT và gửi về Văn phòng Chính phủ trước 15/5/2013. Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty Luật TNHH Fanci cho rằng, đây là một cơ hội quan trọng để các Bộ xem xét lại việc thi hành chính sách. Không thể đối xử với các nhà đầu tư BOT theo kiểu “trước thì trải thảm, sau thì hố chông”. Như vậy, nhà nước đã “phụ bạc” nhà đầu tư và tạo ra một hình ảnh xấu cho thấy môi trường đầu tư BOT nước ta còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.

Bình Minh – Việt Hưng

Tin cùng chuyên mục

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.