Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Hướng về Hà Nội

Theo sách “Đại Nam liệt truyện” cho biết, về việc Nguyễn Tri Phương thân chinh ra Bắc giữ thành Hà Nội và dẫn đến trận đánh khốc liệt giữ thành khiến ông và con rể tên Lâm tử trận: “Năm thứ 25, Phương bị bệnh, xin lưu ở dinh làm việc. Đến lúc bệnh khỏi vào chầu. Vua uý lạo rằng: Nước có lão thần, trẫm nhiều việc uỷ thác. Phàm việc tầm thường tất có người cùng Bộ làm thay, chớ tự khó nhọc quá. Khi ấy biên giới ngoài Bắc có loạn, đã 3, 4 năm quân mệt, của thiếu, vua lấy làm lo sai Tri Phương sung làm khâm mạng tuyên sát đổng sức đại thần, kíp đến 2 nơi quân thứ Sơn Tây, Hải Dương…Vua dụ rằng: Khanh vốn có oai vọng, tĩnh trấn một nơi trù biện cho phải đạo, thì ngươi tự nghĩ hăng hái lên, bất tất cậy mạnh mạo hiểm, thân hành đi đánh làm gì? Nay kỳ cựu ở triều duy có một mình khanh, đình thần thương xin cho khanh đi đánh miền Bắc, nhưng trẫm không muốn phiền khanh lấy việc quân. Chỉ vì ngày nay việc lo ngại ở ngoài biên còn mãi, trẫm rất lo nghĩ, khanh cũng có lòng mong báo nước, nên trẫm mới sai đi.

Tháng 11 năm ấy, cho Phương áo mùa đông. Dụ rằng: Đấy là áo rét của ta, khanh mặc vào để tỏ là người có đức, mà làm hùng mạnh cho điệu bộ của quân, gọi là để tỏ lòng trung thành cởi áo cừu mặc của người ngày xưa và ý nghĩ mong cho cả 3 quân đều ấm như mặc áo bông cả”.

Cửa vào thành Hà Nội.

Cửa vào thành Hà Nội.

Sau Hiệp ước Sài Gòn 1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, người Pháp không giấu nổi tham vọng xâm lược Bắc Kỳ. “Sự xâm lược Bắc Kỳ là một vấn đề sinh tử cho tương lai nền thống trị của chúng ta tại Viễn Đông”, Chuẩn Đô đốc Dupré - Toàn quyền xứ Nam Kỳ tuyên bố.

Người Pháp nhìn thấy việc giao thương bằng đường thuỷ trên sông Hồng tới Vân Nam rất thuận tiện, nhưng triều đình nhà Nguyễn không chấp nhận vì dự án này vi phạm luật lệ của đất nước và trái với Hiệp ước 1862.

Cuộc chiến giữ thành Hà Nội

Jean Dupuis, một thương lái phiêu lưu, có quan hệ mật thiết với giới giáo sĩ, tướng lãnh Pháp muốn được tự do đi lại trên sông Hồng để buôn bán với người Trung Quốc. Triều đình nhà Huế thấy nguy cơ khiêu khích liền cử ngay Hữu Tham tri bộ Binh Phan Đình Bình và giao cho Thống chế Nguyễn Tri Phương chuẩn bị những biện pháp đối phó. Nguyễn Tri Phương triệu tập Dupuis và nói với ông ta rằng việc y chuyển gạo, muối lên Vân Nam (Trung Quốc) là trái với Hiệp ước giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn, việc đi lại này phải có giấy phép của Việt Nam.

Nhưng Dupuis quá ngạo mạn cho rằng đã có giấy phép từ quan chức Trung Quốc nên y coi thường lời cảnh cáo của Nguyễn Tri Phương. Mùa hè 1873, Dupuis ngạo nghễ tiếp tục giao thương với Vân Nam với sự hỗ trợ của Giám mục Puginier - Đại diện tông đoàn vùng phía Tây Bắc Bộ, đầu từ vào chuyến hàng này 8.000 quan Pháp. Vị Giám mục này yêu cầu Nguyễn Tri Phương bỏ qua vụ này, nhưng ông nhất quyết từ chối.

Phía Pháp cử một sĩ quan hải quân đang nghỉ phép Francis Garnier ra Hà Nội để xử lý vụ tắc nghẽn này với yêu cầu phía Việt Nam công nhận việc thông thương tự do trên sông Hồng, thiết lập đầu cầu, một dạng nhượng địa trong phố thị Hà Nội. Garnier tập hợp quân với Dupuis bất ngờ tấn công thành Hà Nội.

Ngày 20/11/1873, dù đã có tinh thần phòng thủ chu đáo, nhưng các đồn luỹ xung quanh thành Hà Nội bị thất thủ trước sự tấn công dồn dập, vũ bão của người Pháp.

Hai người con trai của Phan Thanh Giản là Phan Thanh Tòng và Phan Thanh Tôn, Hữu Tham tri bộ Binh Phan Đình Bình, Bố chánh Võ Dương, Đề đốc Đặng Siêu, Lãnh binh Nguyễn Đăng Nghiêm bị bắt đưa vào Sài Gòn. Hai người con của Phan Thanh Giản bị đày sang Pháp, những người còn lại bị bắt được trả lại cho triều đình nhà Nguyễn.

Cửa Bắc thành Hà Nội.

Cửa Bắc thành Hà Nội.

Oai dũng nhất là con trai của Thống chế Nguyễn Tri Phương là Nguyễn Lâm, cùng cha mình giữ thành đã tử trận. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và bị bắt làm tù binh. Giám mục Puginier đến thăm ông, an ủi kiểu ngoại giao. Nguyễn Tri Phương lớn tiếng trước kẻ xâm lược: “Sao! Chính ông, thủ lĩnh các giáo sĩ Pháp, đến đây để thưởng thức cái giờ hấp hối của tôi ư? Ông không muốn để tôi được chết yên ổn ư? Chắc ông đã được hoàn toàn thoả mãn, vì nhờ ông, nhờ những lời chỉ bảo của ông, mà lũ cướp người Pháp ấy đã lấy trộm mất của chúng tôi xứ Nam Kỳ và sẽ còn lấy trộm cả xứ Bắc Kỳ nữa. Nguyện vọng cao cả của tôi, sau bao nhiêu thảm hoạ, là được chết đi càng nhanh càng tốt”.

Nguyễn Tri Phương đã từ chối chữa bệnh, tuyệt thực mà chết ở tuổi 74. Ông đã nhắn cho Francis Garnier với thái độ kiêu hùng của vị tướng già tận hiến cho đất nước: “Một chiến sĩ phải chết và chết giữa chiến trận không phải là một cái chết nhục nhã”. “Lúc sắp chết, Phương tắm gội, thay áo, thần sắc vẫn không thay đổi. Phương tuyệt thực từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11, đầy 1 tháng mới chết, thọ 74 tuổi” (sách Đại Nam liệt truyện).

Sự việc người Pháp vô cớ tấn công thành Hà Nội, vi phạm Hiệp ước 1862 đã đẩy nước Pháp và Việt vào một cuộc chiến tranh thực sự. Vua Tự Đức giao cho Hoàng Kế Viêm, đang đóng quân ở Sơn Tây được chỉ định làm chỉ huy tối cao các lực lượng ở Bắc Kỳ. Vua Tự Đức cũng ra lệnh cho thủ lĩnh quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc hợp lực cùng quân đội Quốc gia chống Pháp.

Sau khi chiếm được thành Hà Nội, Francis Garnier tiếp tục cuộc xâm lược chiếm tiếp Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Đình. Vùng đất gần như trọn vẹn châu thổ sông Hồng nằm trong sự cai trị của người Pháp.

Garnier ngạo mạn thách thức quân đội triều đình và bị trả giá. Trong men say chiến thắng hắn đã xông ra đánh trận với quân Cờ đen và bị bắn chết tại trận vào ngày 21/12/1873.

Cửa Đông thành Hà Nội.

Cửa Đông thành Hà Nội.

Người con rể anh dũng của Nguyễn Tri Phương

Trong cuốn “Đại Nam liệt truyện cho biết”, “con rể Nguyễn Lâm tự là Mặc Hiên lấy Công chúa Đồng Xuân. Năm Tự Đức thứ 24, người cha Lâm là Tri Phương ở quân thứ Tam Truyện. Lâm vì lâu không được hầu cha sớm tối, dâng sớ xin đi thăm cha. Sau khi theo cha về thành Hà Nội, đóng quân ở quân thứ. Bây giờ, quân Pháp đánh hãm Hà thành. Tri Phương đốc quân kháng cự, sai con là Lâm giữ cửa Đông Nam. Quân Pháp đánh cửa ấy trước, Lâm bị súng bắn chết, Tri Phương bị thương, thành bèn bị hãm. Việc đến tai vua, vua thương xót lắm. Dụ rằng: Làm tôi chết vì trung, làm con chết vì hiếu, là quy tắc của đời xưa. Nguyễn Lâm không có trách nhiệm gì đến việc giữ thành, đem quân mà biết hiếu nghĩa như thế, ơn nước, tiếng nhà hai đằng không hổ thẹn; so với bọn con em thần thường của bọn quí phái khác, cùng những kẻ lúc bấy giờ bỏ quan, tìm nơi tiện lợi cho mình há chẳng càng nên khen thưởng ư?”.

Vua tặng cho Nguyễn Lâm làm Thị lang Bộ binh chiếu hàm mà cấp tuất; 300 quan tiền và sau dân phu hộ tống linh cữu về quê. Năm thứ 28, Nguyễn Lâm được thờ vào đền Trung Nghĩa và đền Trung Hiếu. Sau này khi xét công, tội Nguyễn Tri Phương về việc để mất thành Hà Nội, Vua Tự Đức nói: “Viên ấy trãi thờ 3 triều, lúc bình, lúc loạn, vẫn giữ một lòng trung dũng, quan lại ai cũng biết cả. Gặp lúc nhiều nỗi khó khăn, đã vội tự mình chết đi, thực đáng thương tiếc…

Năm thứ 28, chuẩn cho Phương được thờ vào đền Trung Nghĩa. Vua lại nghĩ rằng: Tri Phương và người em là Duy, con là Lâm, hoặc vì nước bỏ mạng hoặc cùng cha tuẫn tiết, trung hiếu, tiết nghĩa tụ cả một nhà, dẫu đến nhà họ Biện khi xưa cũng không hơn được…”.

Khi Nguyễn Tri Phương mừng thọ 70 tuổi. Vua Tự Đức cho là người bề tôi kỳ cựu, công lao rõ rệt, ban cho một bài thơ như sau:

“Tuổi thọ trải qua sau khi trăm trận đánh/Danh trọng hơn cả sáu hàng chính khanh/Đang được nghỉ việc nhưng không theo lệ/Có lòng chia mối lo với vua, không nghĩ gì đến thân mình”.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…