Lãng phí nghiêm trọng cũng là chiếm đoạt tài sản công!

Thảo luận về dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) sáng qua (18/6), nhiều ĐBQH còn băn khoăn khi “hiện trạng của lãng phí ở Việt Nam hiện nay không kém gì tham nhũng, do đó cần xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ nhằm tăng cường trách nhiệm và nhận thức của người đứng đầu, cũng như cán bộ công chức”…

Thảo luận về dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) sáng qua (18/6), nhiều ĐBQH còn băn khoăn khi “hiện trạng của lãng phí ở Việt Nam hiện nay không kém gì tham nhũng, do đó cần xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ nhằm tăng cường trách nhiệm và nhận thức của người đứng đầu, cũng như cán bộ công chức”…

ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) phát biểu tại Hội trường
ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) phát biểu tại Hội trường

Chống lãng phí từ lúc ban hành cơ chế, chính sách

Liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ĐB Nguyễn Minh Lâm (Long An) cho rằng cần bổ sung quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ban hành cơ chế chính sách theo hướng “có phân định rõ vai trò của người đứng đầu trong việc đề xuất trong việc ban hành cơ chế, chính sách mới nâng cao hiệu quả trách nhiệm điều hành các hoạt động của xã hội, khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí”.

Lo ngại để tránh tình trạng quy trách nhiệm tập thể một cách chung chung rất khó xử lý khi có hành vi lãng phí, ĐB Phạm Văn Hổ (Phú Yên) đề nghị quy định rõ trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân.

Cùng mối quan tâm của một số ĐBQH về vai trò của báo chí trong phát hiện và đấu tranh chống lãng phí thực hành tiết kiệm, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, “thiếu qui định bắt buộc “người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện xảy ra lãng phí" phải đọc báo, hơn nữa lại đọc bài báo cụ thể có tin bài về vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức mình để “kiểm tra, làm rõ, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền” nên vẫn có thể trả lời theo kiểu “chúng tôi không nhận được kiến nghị, phản ánh nào”.

Vì vậy, ĐBQH đề nghị nên quy định rõ trách nhiệm thông tin của cơ quan báo chí đối với cơ quan, tổ chức mà báo có tin bài về sự vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hoặc trách nhiệm của người sử dụng tin, bài trên báo chí để phản ánh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với cơ quan, tổ chức mà báo chí phản ánh.

Đồng thời, cần quy định có cơ chế phát hiện, phản ảnh, tố giác hành vi lãng phí, các hình thức thông tin cụ thể cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong tiếp nhận, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả.

Đang thiếu quyết tâm ngăn chặn lãng phí?

Một vấn đề khiến nhiều ĐBQH chưa “yên tâm” với dự thảo Luật là “hiện trạng của lãng phí ở Việt Nam hiện nay không kém gì tham nhũng nhưng chế tài thì chưa được quan tâm đúng mức”.

ĐB Huỳnh Thế Kỳ (tỉnh Ninh Thuận) lo ngại: “Tham nhũng có con người cụ thể để xử lý hình sự, thu hồi tài sản tham nhũng nhưng lãng phí thì nó vô cùng không định lượng được, nếu biện pháp chế tài theo hướng chỉ đặt ra nhưng chưa kiểm tra được những hành vi cụ thể mức độ sai phạm, không làm rõ trách nhiệm và thẩm quyền xử lý, nhất là xử lý đối với tổ chức, cá nhân gây ra lãng phí thì hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ khó đạt mục tiêu đề ra là ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng lãng phí”.

Để tăng hiệu lực, tính cưỡng chế, tức là nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với hành vi gây lãng phí, ĐB  Trần Văn Tấn (Tiền Giang), ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cùng đề nghị quy định là hành vi lãng phí phải được định lượng cụ thể để “nếu lãng phí ít thì xử lý hành chính, còn lãng phí đến mức nghiêm trọng thì phải được xem là chiếm đoạt tài sản công, vì mục đích tư lợi là tham nhũng và phải truy cứu trách nhiệm hình sự”. 

ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) chưa thực sự tán thành khi một số lĩnh vực quan trọng với nhiều hành vi gây lãng phí về tiền bạc, tài sản của Nhà nước, của nhân dân đang diễn ra trong thực tiễn nhưng chưa được dự thảo luật quy định để làm rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền.

Còn ĐB Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng) nhận xét, các qui định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng của tổ chức, cá nhân “còn quá chung chung, mang tính chất kêu gọi mà thiếu biện pháp cụ thể, không phù hợp với tính chất một đạo luật”. Nên ĐB Nam đề nghị “chỉ tập trung điều chỉnh vào lĩnh vực sử dụng ngân sách nhà nước, dự án đầu tư bằng vốn nhà nước, mua sắm công, khắc phục những tình trạng lãng phí mà dư luận rất bức xúc hiện nay, đồng thời bổ sung đồng bộ với Luật Phòng, chống tham nhũng cần có các lĩnh vực khác”.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII:

Bổ sung 10 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết

Hôm qua (18/6), Quốc hội đã biểu quyết thông qua thông qua Nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII, năm 2013 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 với sự tán thành của 447 ĐBQH (bằng 89,76%).

Như vậy, ngoài các dự án đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã có, khóa XIII, Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua thêm 9 dự án luật, pháp lệnh và 1 nghị quyết. Trong đó, dự án Luật Hộ tịch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của  Luật Hôn nhân và gia đình được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.

Cùng ngày, 437 ĐBQH (bằng 87,75%) tán thành thông qua Luật Khoa học & Công nghệ (sửa đổi) với các qui định ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ (KH&CN); thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài, các qui định về nhiệm vụ KH&CN, phương thức thực hiện nhiệm vụ KH&CN, quyền sở hữu, quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến kiến thức KH&CN; đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KH&CN; xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển thị trường KH&CN...

H.Giang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Đọc thêm

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.