Làm gì để tránh “đối đầu” với dân khi giải phóng mặt bằng?

Một trong những nguyên nhân khiến các dự án của Hà Nội “treo” từ năm này qua tháng khác là do không thực hiện được công tác giải phóng mặt bằng khi nhà đầu tư không thỏa thuận được với người dân...

[links()] Chính sách về giá đất, thu hồi đất, đền bù bồi thường giải phóng mặt bằng là những nội dung tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương VII khóa XI và lãnh đạo TP.Hà Nội về việc triển khai thực hiện các chính sách pháp luật liên quan đến đất đai sáng qua (22/6).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cơ chế tự thỏa thuận đang bị “ngầm” hóa

Một trong những nguyên nhân khiến các dự án của Hà Nội “treo” từ năm này qua tháng khác là do không thực hiện được công tác giải phóng mặt bằng khi nhà đầu tư không thỏa thuận được với người dân. Từ tháng 7/2004 đến tháng 6/2011, Hà Nội chỉ có 9/33 trường hợp nhà đầu tư tự thỏa thuận thành công để có đất theo văn bản thỏa thuận của UBND TP. Nhưng đó chủ yếu là những dự án nhỏ lẻ quy mô nhỏ, còn lại đều đang vướng mắc và xin điều chỉnh theo hướng Nhà nước thu hồi đất.

Thực tế, trên một miếng đất quy hoạch thành công trình công cộng nhưng giá doanh nghiệp tự thỏa thuận luôn cao hơn giá nhà nước khi thu hồi, dễ phát sinh khiếu kiện. Bên cạnh đó, nhiều người dân “ra giá” bồi thường và các chính sách rất cao so với quy định với nhà đầu tư mà không căn cứ vào loại đất, mục đích sử dụng.

Vì thế, đa số nhà đầu tư phải chấp nhận những “thỏa thuận ngầm” dưới hình thức hỗ trợ thêm ngoài chính sách cho dân, nhất là đối với các trường hợp “chây ỳ”. Song lại dẫn đến tình trạng “vênh” tiền đền bù giữa những người bị thu đồi đất cho cùng 1 dự án và tình trạng người giao mặt bằng trước kiện đòi lại đất, đòi thêm tiền đền bù… “góp phần” làm gia tăng bức xúc cho công tác GPMB.

Điều đó cho thấy, điều chỉnh cơ chế thỏa thuận trong lĩnh vực thu hồi, giải phóng mặt bằng ở Hà Nội là cần thiết, để tránh trường hợp “thỏa thuận ngầm”, cần xác định rõ nguồn vốn đền bù cho dân trước khi thu hồi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân một cách công bằng.

Theo Giám đốc Sở Tài chính TP Hà Nội Nguyễn Thị Hà Ninh, nên bỏ hình thức nhà đầu tư tự thỏa thuận vì nếu thế người dân ở những vùng sâu vùng xa như như Ba Vì, Mê Linh thiệt thòi. Với trình độ nhận thức của người dân, thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi theo mức giá, qui định chung sẽ giúp cho chính quyền không phải đối đầu với dân, còn cơ chế thỏa thuận trong giải phóng mặt bằng chỉ dễ gây ra tiêu cực, khiếu kiện.

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái nhận thấy, nếu để Nhà nước phải “ôm” tất cả các vụ GPMB thì “không xuể”. Cho đến khi nào, “giá đất do Nhà nước ban hành sát hơn với giá thị trường thì cơ chế thỏa thuận với dân mới có thể thực hiện được” như nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hiển – Thứ trưởng Bộ TN&MT.

Tăng “tuổi thọ” bảng giá đất

Bảng giá đất còn thấp hơn rất xa so với giá thị trường, được thay đổi hàng năm dẫn đến tình trạng người dân thường cố kéo dài thời gian thu hồi đất để chờ công bố bảng giá mới khiến công tác GPMB vì thế cũng bị trì hoãn. Theo TP.Hà Nội, bảng giá đất nên giữ ổn định từ 3 đến 5 năm, mức giá đất tối đa của khung giá đất phải tăng cho phù hợp với giá thực tế trên thị trường… để thuận lợi cho công tác bồi thường GPMB.

Tăng “tuổi thọ” cho bảng giá đất cũng phù hợp với thực tế các dự án có qui mô khác nhau thì thời gian GPMB khác nhau, cũng bị ảnh hưởng với giá đất. Bà Ninh lại cho rằng, để UBND các địa phương điều chỉnh bảng giá đất tùy theo biến động của thị trường sẽ tránh được sự bất cập của giá đất Nhà nước và giá thị trường. Thêm vào đó, giá đất Nhà nước và thị trường “càng sát nhau càng hạn chế tình trạng “ôm” đất, lấy đất của dân tràn lan dựa vào mức giá đền bù thấp do Nhà nước ban hành như hiện nay” – ông Soái nhận định.

Qua thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, nhất là trong công tác đền bù GPMB ở Hà Nội cho thấy, hạn chế khiếu kiện đất đai không cách gì khác là phải có chính sách phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước và nhân dân, không dùng “quyền lực công” để khai thác giá trị đất đai vì nhóm lợi ích… 

Hương Giang

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.