Lâm Đồng: Tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển hơn 2.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH). Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, cần sớm tháo gỡ các khó khăn, thách thức từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đến hành lang pháp lý.
Một dự án NƠXH ở TP Đà Lạt đã đi vào hoạt động. (Ảnh trong bài: Mai Long)
Một dự án NƠXH ở TP Đà Lạt đã đi vào hoạt động. (Ảnh trong bài: Mai Long)

Lâm Đồng đặt mục tiêu phát triển 800 căn NƠXH giai đoạn 2021 - 2025 và 1.400 căn giai đoạn 2026 - 2030. Về tiến độ, trong giai đoạn 2021 - 2024, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án NƠXH, đã khởi công dự án nhà ở cho công nhân, người lao động tại Khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng) vào tháng 6/2023, cung cấp 371 căn hộ (303 căn NƠXH, 68 căn hộ thương mại).

Trong giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh sẽ khởi công thêm 4 dự án với tổng số 1.323 căn NƠXH. Như vậy, tuỳ theo điều kiện cụ thể về thu hút đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng dự kiến phát triển từ 980 - 1.626 căn NƠXH, phấn đấu đạt và vượt kế hoạch, chỉ tiêu.

Ở giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh dự kiến triển khai thêm 3 dự án gồm: Khu đô thị mới số 6 - Trại Mát (phường 11, TP Đà Lạt) với khoảng 1.000 căn NƠXH; Khu NƠXH tại đường tránh phía Nam (phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) với khoảng 1000 căn NƠXH; Khu dân cư đồi An Tôn (phường 4, TP Đà Lạt) với khoảng 230 căn NƠXH.

Như vậy, trong giai đoạn 2026 - 2030, trên địa bàn tỉnh dự kiến phát triển từ 1.200 - 2.230 căn NƠXH. Từ nay đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển thêm 2.180 - 3.856 căn NƠXH, phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% chỉ tiêu được giao tại đề án 1 triệu căn hộ NƠXH.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng, để hoàn thành mục tiêu phát triển NƠXH vướng mắc 4 khó khăn:

Thứ nhất, quá trình lập hồ sơ, thẩm định chủ trương đầu tư kéo dài do vị trí xây dựng NƠXH chưa phải là đất sạch, phải khảo sát đánh giá sơ bộ phương án bồi thường, GPMB để đề xuất cơ chế thực hiện, điển hình là dự án NƠXH CC5, Kim Đồng, Sào Nam ở Đà Lạt; công tác lập hồ sơ đề xuất chủ trương của nhà đầu tư phải chỉnh sửa nhiều lần; công tác phối hợp của các sở, ngành, địa phương khi được lấy ý kiến thẩm định hồ sơ đề xuất dự án đầu tư chưa thật sự hiệu quả…

Thứ hai, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mất nhiều thời gian do trình tự thủ tục được quy định ở nhiều Luật, Nghị định, Thông tư nên địa phương gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các quy định. Đặc biệt, các dự án NƠXH phải tiến hành mời quan tâm, sau đó mới tổ chức đấu thầu. Theo quy định, quy trình thực hiện đầy đủ các bước từ khi lập hồ sơ năng lực kinh nghiệm đến bước phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mất khoảng 205 ngày (chưa gồm thời gian lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ sơ bộ năng lực kinh nghiệm; đánh giá và phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư; lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư); cơ quan tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, đánh giá hồ sơ dự thầu chưa có kinh nghiệm thực hiện, dẫn đến thời gian thực hiện tại mỗi bước đều chậm, kéo dài.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng.

Thứ ba, các dự án triển khai trong bối cảnh quy định pháp luật có sự thay đổi. Cụ thể, theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP, chủ đầu tư xây dựng NƠXH bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để cho thuê, cho thuê mua, bán được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định, không còn ưu đãi được dành 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng NƠXH (gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Do đó, phải lập lại toàn bộ hồ sơ đề xuất dự án đầu tư để phù hợp với quy định mới.

Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ 1/1/2024), Nghị định 23/2024/NĐ-CP, thì lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định quản lý ngành, lĩnh vực (trong đó có quy định dự án NƠXH). Do đó, phải rà soát lại các điều khoản chuyển tiếp; một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn có sự thay đổi biểu mẫu.

Thứ tư, là khó khăn trong công tác GPMB. Thời gian qua, các địa phương đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất tại các dự án NƠXH trên địa bàn, nhưng tiến độ thu hồi đất còn chậm so với lộ trình đã được UBND tỉnh thống nhất. Việc GPMB hiện nay rất khó khăn do giá đất tăng, khó khăn trong việc thẩm định giá đất, kinh phí bồi thường GPMB tăng cao, thời gian thực hiện kéo dài, chậm triển khai bồi thường, thu hồi đất.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.