Kỳ thú ché cổ Tây Nguyên

Người ta sắm ché chẳng những để ủ rượu cần mà để dành như vật gia bảo, có thể làm sính lễ trong cưới hỏi, đền bù khi xử phạt, thanh toán nợ nần, làm quà biếu tặng bạn bè, người thân, thông gia...

Với đồng bào miền núi, ché rượu cần là một loại tài sản quí. Những gia đình khá giả luôn có một vài bộ ché lớn nhỏ khác nhau được cất giữ cẩn thận trong nhà. Cùng với trâu, bò, cồng chiêng, đồ trang sức, ché cũng là thước đo của sự giàu có. Người ta sắm ché chẳng những để ủ rượu cần mà để dành như vật gia bảo, có thể làm sính lễ trong cưới hỏi, đền bù khi xử phạt, thanh toán nợ nần, làm quà biếu tặng bạn bè, người thân, thông gia.

Bức phù điêu miêu tả cảnh uống rượu cần của người Cơtu.
Bức phù điêu miêu tả cảnh uống rượu cần của người Cơtu.

Nơi trú ngụ của thần linh

Rượu cần, người Cơtu gọi “buốh”, người Êđê gọi là “kpiê ché”, người Mnông gọi là “yang n’ranh”. Đó là loại rượu được đựng trong những chiếc ché hay ghè bằng sành, sứ do người Kinh ở đồng bằng làm ra. Trong nhà, ché được đặt tại phòng khách, đối diện với hướng cửa ra vào để “khoe” mọi người về sành điệu của gia chủ - người sẵn sàng bỏ tiền của, tài sản để sắm đủ các loại ché và bỏ ra nhiều lương thực như gạo, nếp, sắn để ủ rượu.

Trên vách nhà thường đóng sẵn một cái giá treo ché với một hàng ché to, một hàng ché nhỏ. Phía trên hàng ché nhỏ còn treo bầu gạo và nồi đồng.

Ché càng cổ xưa càng quí giá. Nhiều nhà sở hữu các loại ché cổ được làm ra cách đây vài trăm năm. Ché “túc” ché “tang” của người Êđê, ché “rlung” của người Mnông là các loại ché quí, có thể đổi bằng nhiều tiền, trâu, bò, cồng chiêng. Các loại ché có màu men đẹp, lạ, có hoa văn rồng và hoa văn hình học, hoa lá được đồng bào rất ưa thích.

Ché còn có nhiều kiểu dáng cao thấp, to nhỏ, tròn dài khác nhau. Ché “mẹ bồng con” là loại ché đặc biệt, trên miệng ché có gắn những chiếc ché con, là sản phẩm quí giá không phải nhà nào cũng có được. Người Cơtu thích các loại ché có nắp để bảo quản rượu được lâu dài. Các loại ché đều có giá trị ngang giá khác nhau, ché “rlung” nhỏ đổi một con trâu nghé, ché vừa đổi được con trâu choi, ché lớn đổi được con trâu lớn có bộ sừng dài.

Với nhiều tộc người, ché là hiện vật rất linh thiêng, nơi trú ngụ của các vị thần linh. Khi tiến hành các lễ nghi cúng sức khỏe, ăn mừng lúa mới, cưới gả, đồng bào không quên lấy huyết gà bôi vào miệng ché để làm phép, thông báo và mời thần ché cùng dự tiệc với gia chủ. Tục ngữ Mông có câu: “Làm rẫy phải rào, muốn cưới vợ hai phải có rlung”. Ngày xưa, người Mnông có chế độ đa thê, ai muốn cưới thêm vợ, tức là từ vợ thứ hai trở đi, ngoài lễ cưới, lễ hỏi bình thường phải tiến hành lễ đoàn kết giữa vợ cả và vợ thứ. Ngoài việc giết trâu đãi cả làng, tộc họ thì lễ vật không thể thiếu là những chiếc ché “rlung”. Người chồng phải tặng cho vợ cả một chiếc và cho vợ thứ một chiếc.

Độc đáo phong cách thưởng rượu

Hầu hết các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều tự làm ra rượu cần để uống. Người Cơtu làm rượu cần từ nếp than, nếp đỏ, sắn, bắp, kê, bo bo (ý dĩ)... Các loại lương thực này sau khi nấu chín, mang ủ cho lên men rồi cho vào ché để một thời gian sẽ thành rượu. Người ta gọi là rượu cần vì dùng cần để hút hoặc rượu ghè, rượu ché vì chúng được đựng trong ghè, ché.

Ngày xưa người Cơtu làm men bằng gạo, lá trầu rừng, củ riềng, vỏ quế phơi khô giã mịn trộn đều rồi nặn thành bánh men. Bánh men được phơi khô cho cứng và bảo quản được lâu hơn để dành nấu rượu. Khi nào dùng thì giã bánh men thành bột trộn với cơm rượu rồi ủ một thời gian trong ché, men càng để lâu ủ rượu càng ngon.

Từ ngày thường đến các lễ hội lớn của cộng đồng đều có nhu cầu thưởng thức rượu cần. Người ta hiếm khi uống rượu cần một mình mà thưởng thức, chung vui của cả cộng đồng. Người được mời uống rượu phải tuân theo các qui định của tập tục như là một thứ văn hóa rượu cần.

Bất cứ uống rượu về việc gì trước tiên phải cúng bàn thờ ông bà, cúng đá bếp và than lửa bếp, cúng bồ lúa và các cửa ra vào. Chủ nhà khấn vái tại ché rượu và mời các thần rừng núi, suối, thác đến uống. Cúng xong mới được phép mời mọi người nếm rượu đầu. Trước khi cúng thần linh phải mời người đại diện đến cắm cần vào ché rượu. Lúc uống phải hút ra một ống rượu đầu cho những người đến sau nếm, nếu ché rượu to phải hút thật nhiều, khoảng một phần hai ché rượu để khi bà con đến có rượu uống ngay.

Trong khi chờ đợi, chủ nhà mời khách đến chỗ để ché rượu, nếu thích thì có thể uống bằng ly, chén, không nhất thiết phải cầm cần uống rượu. Khi gia đình có tổ chức lễ lộc, chủ nhà đích thân hoặc cử người lớn tuổi đi mời tất cả bà con trong làng. Chủ nhà thường cử một người chuyên phục trách việc đổ nước vào các ché rượu, khách mời không được làm việc này. Người ta dùng một cái sừng trâu như một đơn vị đo lường để châm thêm nước. Khách được mời thường phải uống cạn một sừng trâu. Khách và chủ thi nhau uống sáng đêm.

Ngày nay, người miền núi vẫn còn thích dùng rượu cần vì đó là thức uống gắn với truyền thống ẩm thực của họ. Các loại ché xưa là tài sản quí của mỗi gia đình được truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, giống như cồng chiêng và hiện vật dân tộc học khác, các loại ché cổ quí hiếm đã bị những kẻ săn lùng đổ cổ mua và đưa đi khỏi buôn làng gây nên nạn “chảy máu” ché. May thay, nhiều bảo tàng địa phương đã kịp sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn một số ché cổ của đồng bào, giới thiệu đến công chúng nét đặc trưng của văn hóa tộc người Trường Sơn - Tây Nguyên.

Thanh Vinh

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.