Vì sao ông Nguyễn Bá Dương rời ghế chủ tịch Coteccons?

(PLVN) - Trước khi ông Dương từ nhiệm, Coteccons xảy ra mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo và cổ đông lớn khiến hàng loạt nhân sự chủ chốt phải rời đi.

Hơn 3 tháng kể từ ngày Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa ban lãnh đạo và cổ đông lớn nước ngoài, ông Nguyễn Bá Dương đã có đơn từ nhiệm chủ tịch HĐQT cùng lời tạm biệt cổ đông và nhân viên.

Trong đơn từ nhiệm, ông Dương cho biết với lý do sức khỏe và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, ông không thể sắp xếp công việc, đóng góp được những điều tốt nhất cho Coteccons. Vì vậy, ông quyết định từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT từ ngày 2/10.

Sự ra đi của hàng loạt nhân sự chủ chốt

Đáng chú ý, cách đây 3 tháng, chính ông Dương đã khẳng định sẽ gắn bó lâu dài với Coteccons và các cổ đông tại đại hội thường niên 2020. Ông sau đó đã chi hàng chục tỷ đồng để mua vào lượng lớn cổ phiếu CTD, trở thành cổ đông lớn (nắm trên 5% vốn). Hiện tại, ông Dương vẫn là cổ đông cá nhân lớn nhất tại nhà thầu xây dựng này.

Trước khi rời ghế chủ tịch, ông Dương cũng bị miễn nhiệm chức danh Trưởng tiểu ban chiến lược doanh nghiệp, một trong những tiểu ban quan trọng nhất tại Coteccons với vai trò nghiên cứu, đề xuất định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp, xây dựng cơ cấu tổ chức, nghiên cứu các dự án mới…

Người thay thế ông Dương ở cả 2 vị trí này là ông Bolat Duisenov (quốc tịch Kazakhstan) là đại diện sở hữu vốn và CEO của Kusto Vietnam (cổ đông lớn nắm giữ 17,55% vốn Coteccons).

Đặc biệt, trong những mâu thuẫn nội bộ trước đó, Kusto Vietnam chính là cổ đông liên tục đòi miễn nhiệm ông Dương và ông Nguyễn Sỹ Công (khi đó là tổng giám đốc).

Cả ông Nguyễn Sỹ Công và ông Nguyễn Bá Dương (thứ 2-3 từ trái) đều đã rời Coteccons. Ảnh: CTD.

Cả ông Nguyễn Sỹ Công và ông Nguyễn Bá Dương (thứ 2-3 từ trái) đều đã rời Coteccons. Ảnh: CTD.

Theo một số cổ đông Coteccons, việc ông Dương rời đi đã được dự báo trước, sau khi ĐHĐCĐ thường niên 2020 khép lại với hàng loạt nhân sự chủ chốt trong ban lãnh đạo bị miễn nhiệm hoặc từ nhiệm.

Khởi đầu là việc ông Nguyễn Sỹ Công (khi đó là tổng giám đốc) và ông Trần Quyết Thắng rút khỏi vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022. Ông Công đồng thời từ nhiệm vị trí tổng giám đốc công ty và không còn nắm giữ bất kỳ chức vụ, quyền hạn nào tại doanh nghiệp.

Để thay thế 2 vị trí trên, HĐQT đã bổ nhiệm 2 thành viên mới gồm ông Bolat Duisenov và Herwig Guido H.Van Hove (quốc tịch Bỉ) - đại diện sở hữu vốn của The8th (nắm 10,42% vốn Coteccons). Cùng với Kusto, The8th cũng là cổ đông ngoại liên tục đòi bãi nhiệm ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công.

Trong tháng 8, ông Trần Quang Quân cũng từ nhiệm vị trí phó tổng giám đốc doanh nghiệp.

Đến giữa tháng 9, Kế toán trưởng Vũ Thị Hồng Hạnh có đơn từ nhiệm với lý do cá nhân, kết thúc gần 5 năm đảm nhiệm vị trí cao nhất trong ban kế toán Coteccons. Ngoài ra, 3 thành viên ban thư ký HĐQT cũng đồng loạt từ nhiệm với lý do cá nhân.

So với đầu năm 2020, HĐQT Coteccons đã thay đổi 3/7 vị trí, bao gồm nhân sự chủ tịch. Ban tổng giám đốc/kế toán trưởng nhà thầu này cũng thay đổi 4/6 vị trí, gồm cả tổng giám đốc và kế toán trưởng.

Đặc biệt, những người rời khỏi Coteccons từ tháng 6 đến nay đều là những nhân sự nhiều năm làm việc dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Dương.

Kết thúc “triều đại” 16 năm

Việc ông Dương rời Coteccons đã kết thúc “triều đại” hơn 16 năm ông ngồi vị trí lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp. Từ một công ty xây dựng có vốn điều lệ hơn 15 tỷ đồng (năm 2004) sau 16 năm Coteccons trở thành nhà thầu lớn nhất trong nước, vốn điều lệ đạt hơn 792 tỷ đồng, tăng 53 lần.

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của Coteccons đạt gần 15.000 tỷ đồng. Đặc biệt, trong nhiều năm kinh doanh, thi công nhiều dự án tổng vốn hàng chục nghìn tỷ nhưng Coteccons không hề phát sinh khoản nợ vay nào với ngân hàng.

Trong những năm gần đây, tổng doanh thu của Coteccons đều dao động trong khoảng 20.000-30.000 tỷ đồng/năm, lợi nhuận ròng sau thuế trên 1.000 tỷ (trừ năm 2019 lãi giảm mạnh còn 711 tỷ).

Với cá nhân ông Dương, ngoài Coteccons, ông cũng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp cùng hệ sinh thái bao gồm: Ricons, Newtecons, BM Windows…

Trong đó, ông có vốn cổ phần tại Ricons, doanh nghiệp từng thuộc hệ sinh thái Coteccons và từng có kế hoạch sáp nhập vào nhà thầu xây dựng này nhưng không thành. Hiện tại, Ricons đã tuyên bố hoạt động độc lập với Coteccons dưới sự lãnh đạo của ông Trần Quang Quân (1 trong 2 nhân sự cấp cao bị miễn nhiệm tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Coteccons).

Ông Dương cũng là nhà sáng lập và cổ đông nắm đa số vốn (ông và người nhà nắm 83%) tại Newtecons (tiền thân là CTCP Đầu tư Xây dựng Địa ốc F.D.C).

Newtecons từng được giới thiệu nằm trong hệ sinh thái Coteccons Group và là nhà thầu phụ tại nhiều dự án do Coteccons đứng thầu.

Hiện tổng giám đốc Newtecons là ông Trần Kim Long, người cũ của Coteccons. Trong đội ngũ giám đốc điều hành của Newtecons, nhiều cái tên cũng là người cũ từng nhiều năm làm việc dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Dương.

Ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm Chủ tịch Coteccons

Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD) vừa có thông báo thay đổi vị trí nhân sự cao nhất trong Hội đồng Quản trị doanh nghiệp. Theo đó, nhà thầu xây dựng này đã chính thức chấp nhận đơn từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Bá Dương, đồng thời bầu ông Bolat Duisenov làm tân chủ tịch HĐQT.

Ông Nguyễn Bá Dương có đơn từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT Coteccons từ 2/10. Ảnh: CTD.

Ông Nguyễn Bá Dương có đơn từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT Coteccons từ 2/10. Ảnh: CTD.

Trong đơn từ nhiệm gửi tới cổ đông, ông Dương cho biết với lý do sức khỏe và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Ông này nhấn mạnh không thể sắp xếp công việc, đóng góp được những điều tốt nhất cho Coteccons. Vì vậy, ông quyết định từ nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT công ty từ 2/10.

Đơn từ nhiệm của ông Dương sau đó đã được HĐQT công ty chấp thuận. Ngoài việc rời vị trí chủ tịch công ty, ông Dương cũng không còn là đại diện pháp luật của Coteccons từ 2/10.

Tân chủ tịch HĐQT, ông Bolat, được ủy quyền ký toàn bộ hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến việc thay đổi thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông báo/đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...