Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Sửa đổi)

Kinh nghiệm Quốc tế: Trung Quốc lập ban đặc biệt soạn thảo văn bản pháp luật

Quang cảnh một kỳ họp của Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại - tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV. (Ảnh: THX/TTXVN)
Quang cảnh một kỳ họp của Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại - tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV. (Ảnh: THX/TTXVN)
(PLVN) - Một điểm nổi bật trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của Trung Quốc là việc soạn thảo văn bản do một ban đặc biệt đảm nhiệm, với thành phần là chuyên gia kỹ thuật, công chức Chính phủ hàng đầu và chuyên gia pháp lý cho từng dự án luật cụ thể.

Xuất phát từ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn ở nước ta hiện nay, việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2015 là rất cần thiết. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm của các nước sẽ góp phần giúp chúng ta hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, dễ áp dụng, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới. Trên cơ sở nghiên cứu của Bộ Tư pháp, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của một số quốc gia mà Việt Nam có thể tham khảo.

Nghiên cứu kinh nghiệm các nước của Bộ Tư pháp cho thấy, tùy thuộc vào đặc điểm của thể chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức, hoạt động của Quốc hội/Nghị viện nói riêng, quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của mỗi nước có những điểm riêng biệt từ chủ thể có quyền trình dự luật đến các bước cụ thể trong quy trình, thủ tục trình, xem xét, thông qua dự luật. Trong đó, một điểm nổi bật của Trung Quốc là việc soạn thảo văn bản được thực hiện bởi Ủy ban Pháp chế của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) hoặc tại Văn phòng Pháp chế của Hội đồng Nhà nước. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc soạn thảo cũng do một ban đặc biệt soạn thảo, ban này được thành lập với thành phần là chuyên gia kỹ thuật, công chức Chính phủ hàng đầu và chuyên gia pháp lý cho từng dự án luật cụ thể.

Văn bản giải thích luật có hiệu lực như luật

Năm 2000, Trung Quốc ban hành một đạo luật riêng về lập pháp gọi là Luật Lập pháp. Luật Lập pháp Trung Quốc quy định 6 hình thức văn bản pháp luật gồm: luật; quy định hành chính; quy định địa phương; quy định tự trị; quy định riêng biệt; quy chế.

Về thẩm quyền ban hành, theo Luật Lập pháp, Quốc hội và UBTVQH có thẩm quyền ban hành luật để quy định những vấn đề đã được xác định rõ trong Luật Lập pháp. Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền ban hành và sửa đổi các luật cơ bản về hình sự, dân sự, cơ cấu nhà nước và các vấn đề khác. UBTVQH có thẩm quyền lập pháp rất rộng, đó là: ban hành và sửa đổi các luật ngoài những luật phải do Quốc hội ban hành; sửa đổi, bổ sung một phần các luật do Quốc hội ban hành trong thời gian Quốc hội không họp, với điều kiện không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật đó; ban hành các luật liên quan theo sự ủy quyền của Quốc hội.

Còn Chính phủ (Quốc Vụ Viện) được ban hành quy định hành chính để quy định về: Các vấn đề cần thiết phải ban hành quy định hành chính để thi hành luật; Các vấn đề về quyền quản lý hành chính của Chính phủ theo Điều 89 của Hiến pháp; Các vấn thuộc thẩm quyền ban hành luật của Quốc hội và UBTVQH, nhưng được Quốc hội và UBTVQH ủy quyền cho Chính phủ ban hành quy định hành chính để quy định trước.

Hội đồng nhân dân và Thường trực của Hội đồng nhân dân của tỉnh, khu vực tự trị và các thành phố lớn của tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, vùng tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố lớn có thể ban hành quy chế nội bộ phù hợp với luật, quy định hành chính và nghị định của địa phương cấp tỉnh, vùng tự trị, hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.

Luật Lập pháp của Trung Quốc dành 5 điều quy định về việc Quốc hội, UBTVQH ủy quyền lập pháp cho Chính phủ. Các điều này quy định về các trường hợp được ủy quyền; các vấn đề được ủy quyền; nội dung của quyết định ủy quyền; trách nhiệm của cơ quan ủy quyền và cơ quan được ủy quyền; trường hợp Quốc hội và UBTVQH ủy quyền tạm thời điều chỉnh hoặc tạm thời ngừng áp dụng một số quy định của luật trong một thời hạn và phạm vi quy định, dựa trên nhu cầu cải cách và phát triển. Luật cũng quy định Quốc hội, UBTVQH quyết định ủy quyền cho Chính phủ ban hành quy định hành chính khi các vấn đề cần phải được điều chỉnh kịp thời nhưng chưa đủ điều kiện, chưa chín muồi để ban hành luật.

Ở Trung Quốc, UBTVQH giải thích luật trong các trường hợp: cần xác định nghĩa cụ thể của các quy định trong luật; sau khi luật được ban hành đã xuất hiện tình hình mới cần phải xác định cơ sở để áp dụng luật. Theo quy định trong Luật Lập pháp, Chính phủ, Ủy ban Quân sự Trung ương, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương có thể đề nghị UBTVQH giải thích luật. Các đơn vị giúp việc của UBTVQH có trách nhiệm nghiên cứu và chuẩn bị dự thảo văn bản giải thích luật để đưa vào chương trình phiên họp của UBTVQH theo quyết định của Thường trực UBTVQH.

Phiên họp toàn thể đầu tiên của Kỳ họp thứ 12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/11/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Phiên họp toàn thể đầu tiên của Kỳ họp thứ 12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/11/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Sau khi dự thảo văn bản giải thích luật được thảo luận tại phiên họp của UBTVQH, Ủy ban Pháp luật phải căn cứ vào ý kiến thảo luận của các ủy viên UBTVQH để nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo trước khi đưa ra biểu quyết. Dự thảo văn bản giải thích luật được thông qua nếu quá nửa tổng số ủy viên UBTVQH biểu quyết tán thành và được UBTVQH công bố dưới hình thức thông báo. Văn bản giải thích luật do UBTVQH thông qua có hiệu lực như các luật do UBTVQH ban hành.

Chuyên nghiệp hóa việc soạn thảo văn bản pháp luật

Theo Luật Lập pháp của Trung Quốc, thông thường, một dự án luật trong chương trình kỳ họp của UBTVQH sẽ được xem xét ba lần trong kỳ họp trước khi Ủy ban bỏ phiếu về việc thông qua. Trong lần xem xét thứ nhất, người có sáng kiến về dự án luật sẽ dẫn dắt phiên họp toàn thể Ủy ban. Trong phiên xem xét lần thứ hai tại phiên họp của UBTVQH, Ủy ban Lập pháp sẽ đưa ra báo cáo trước phiên họp toàn thể về tình hình chỉnh sửa dự thảo và các vấn đề lớn liên quan đến dự thảo. Dựa trên báo cáo của Ủy ban Lập pháp, các cuộc họp nhóm được tổ chức để thảo luận sâu hơn về dự thảo luật. Trong lần xem xét thứ ba, Ủy ban Lập pháp sẽ đưa ra báo cáo trước phiên họp toàn thể kết quả của việc xem xét dự thảo luật, trên cơ sở đó, việc xem xét, sửa đổi dự thảo luật sẽ được thực hiện.

Trong quá trình xem xét, nếu xét thấy cần thiết, UBTVQH có thể tổ chức một cuộc họp nhóm hoặc một phiên họp toàn thể để thảo luận về những vấn đề lớn của dự thảo luật. Đối với các dự thảo luật trải qua 3 lần thảo luận của UBTVQH mà không còn quá nhiều ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sẽ hoàn thiện dự thảo luật. Dự thảo này sẽ được Chủ tịch đoàn của UBTVQH đưa ra bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể của UBTVQH. Dự thảo này sẽ được thông qua nếu quá nửa số ủy viên UBTVQH nhất trí thông qua.

Sau khi được thông qua, luật phải được công bố theo lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong lệnh của Chủ tịch nước về ký công bố luật phải nêu rõ cơ quan ban hành, ngày thông qua và thời điểm có hiệu lực của luật. Sau khi công bố, luật phải được đăng trên Bản tin của UBTVQH và trên các báo phát hành trong toàn quốc. Văn bản pháp luật đăng trên Bản tin của UBTVQH có giá trị như bản chính thức.

Đặc biệt, Trung Quốc đã chuyên nghiệp hóa việc soạn thảo văn bản pháp luật. Theo đó, việc soạn thảo được thực hiện bởi Ủy ban Pháp chế của UBTVQH hoặc tại Văn phòng Pháp chế của Hội đồng Nhà nước. Trong một số trường hợp, các bộ hoặc ủy ban tại Bắc Kinh thực hiện soạn thảo. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc soạn thảo cũng do một ban đặc biệt soạn thảo. Ban này được thành lập với thành phần là chuyên gia kỹ thuật, công chức Chính phủ hàng đầu và chuyên gia pháp lý cho từng dự án luật cụ thể.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.

Đọc thêm

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) -Ngày 19/2, Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Cùng dự có ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.

"Nhiều việc phải làm ngay để triển khai hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Một trong những ưu điểm của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua là điều khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 72, bảo đảm để các cơ quan đã và sắp trình các dự án Luật, Nghị quyết không bị động về thời gian, hồ sơ trình… khi Luật sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025

Chậm nhất 5 năm, phải sắp xếp đúng quy định số lượng cấp phó của người đứng đầu

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết
(PLVN) - Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ: Khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định của pháp luật thì chậm nhất là 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.

Ban hành văn bản trong một số trường hợp đặc thù: Đáp ứng nhanh những đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại hội trường. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) đã quy định một số trường hợp VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn và việc xây dựng, ban hành VBQPPL trong trường hợp đặc biệt. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đang diễn ra.

Đại tá Nguyễn Quang Vinh làm Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang

Đại tá Nguyễn Quang Vinh (Ảnh: Công an Bắc Giang).
(PLVN) - Sáng 17/2, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì lễ công bố quyết định về việc điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Quang Vinh, Phó Cục trưởng, Thư ký lãnh đạo Bộ Công an, đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang.

Thi hành án dân sự: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Thi hành án dân sự: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -  Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) vừa có văn bản gửi Cục trưởng Cục THADS địa phương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục trong đó yêu cầu thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và phương án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sớm ổn định tổ chức trước Đại hội Đảng các cấp năm 2025 .

Cụm Thi đua các tỉnh Bắc sông Hậu (Bộ Tư pháp): Cần gắn phong trào thi đua với đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác

Cụm Thi đua các tỉnh Bắc sông Hậu (Bộ Tư pháp): Cần gắn phong trào thi đua với đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác
(PLVN) -  Chiều ngày 14/2, tại tỉnh Vĩnh Long, Cụm thi đua các tỉnh Bắc sông Hậu (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi tham dự và chỉ đạo Hội nghị.