Kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát trong tháng 2

“Dự báo năm 2012, kinh tế thế giới còn khó khăn hơn, trong nước bên cạnh những thuận lợi thì hạn chế, yếu kém phải giải quyết còn nhiều, nên tháng 2 và các tháng tiếp theo cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp, chính sách chủ yếu, đặc biệt ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát về 1 con số, ổn định kinh tế vĩ mô” - Chính phủ đã thống nhất như vậy tại phiên họp thường kỳ tháng 1 (ngày 4/2).

“Dự báo năm 2012, kinh tế thế giới còn khó khăn hơn, trong nước bên cạnh những thuận lợi thì hạn chế, yếu kém phải giải quyết còn nhiều, nên tháng 2 và các tháng tiếp theo cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp, chính sách chủ yếu, đặc biệt ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát về 1 con số, ổn định kinh tế vĩ mô” - Chính phủ đã thống nhất như vậy tại phiên họp thường kỳ tháng 1 (ngày 4/2).

Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/2/2012.
Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/2/2012.

Thu ngân sách đảm bảo các nhiệm vụ chi

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, kinh tế - xã hội tháng 1/2012 tiếp tục ổn định và có những chuyển biến tích cực; nhân dân đón Tết Nguyên đán vui tươi, đầm ấm, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên trong tháng 1 là công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, sức mua... chậm lại; tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng còn nghiêm trọng; tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp... đây là những vấn đề mà các Bộ, ngành cần hết sức chú ý, chỉ đạo quyết liệt các giải pháp để khắc phục.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, mặc dù có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và thực tế thời gian làm việc của tháng 1 chỉ có 20 ngày, cộng với những khó khăn của sản xuất - kinh doanh, nhất là các DN thuộc các ngành trọng điểm như ô tô, sắt thép, xi măng... nhưng “mức thu ngân sách Nhà nước vẫn đạt kế hoạch của tháng, đảm bảo cân đối dòng tiền. Nhìn chung, nền kinh tế đã có sự tăng trưởng hợp lý và đó là một phần của ổn định kinh tế vĩ mô”.

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 61.500 tỷ đồng. Ước tính tổng thu bằng 8,3% dự toán năm và vẫn đảm bảo các nhiệm vụ chi, đặc biệt là các yêu cầu chi tiền lương và có tính chất tiền lương, các khoản an sinh xã hội, kinh phí phục vụ sản xuất, khắc phục hậu quả thiên tai, bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán. Tổng chi ước đạt 65.400 tỷ đồng (bằng 7,2% dự toán năm) với 11.400 tỷ đồng chi vốn đầu tư phát triển (bằng 6,3% dự toán năm).

Điều đáng mừng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 có tăng nhẹ so với mức tăng chỉ số giá trong 5 tháng qua, song lại là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong 3 năm gần đây. Nếu CPI tháng 12/2010 là 1,36%; tháng 1/2011 là 1,75% thì CPI tháng 1/2012 chỉ tăng 1% do nhu cầu mua sắm Tết của người dân tăng ở một số mặt hàng như may mặc, giày dép, thực phẩm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 22% so với cùng kỳ năm 2011 (đạt 191.000 tỷ đồng).

Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, đây là kết quả của việc thiện nghiêm túc Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 3/1/2012) của Chính phủ và Chỉ thị số 2051/CT-TTg (ngày 16/11/2011) của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá cả, thị trường, thúc đẩy sản xuất, chuẩn bị cho nhân dân đón Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, do rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao... Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1 ước giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ưu tiên đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

Nhận định năm 2012, kinh tế thế giới còn khó khăn hơn, trong nước bên cạnh những thuận lợi thì hạn chế, yếu kém phải giải quyết còn nhiều, Chính phủ thống nhấn tiếp tục nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra bằng các công cụ kinh tế, bằng sự nỗ lực chung của toàn xã hội, nhất là các doanh nghiệp.

Nhiều ý kiến của các thành viên Chính phủ cho rằng, trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2012, các Bộ, ngành, địa phương cần hết sức quan tâm tới việc tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trong đó có tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; triển khai các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng nhiều lao động; giảm lãi suất theo xu hướng giảm dần của lạm phát.

Do vậy, trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong năm 2012 là phải ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đi liền với đó là duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh; giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý, gắn liền với chỉ đạo triển khai quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế.

Với tinh thần đó, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục bám sát thực tiễn, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đề cao tinh thần trách nhiệm; năng động, sáng tạo, phát huy các lợi thế; triển khai quyết liệt nhiệm vụ theo chức năng của mình... thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2012.

Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành chức năng phải thực hiện cho được mục tiêu giữ lạm phát ở mức 1 con số trong năm 2012. Đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng, giải quyết một cách căn cơ vấn đề này ngay từ trong quý I/2012. Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm giảm lãi suất ngân hàng theo chiều hướng giảm dần của lạm phát; giữ vững sự ổn định về tỷ giá, kiểm soát chặt chẽ nhập siêu, cương quyết thực hiện chủ trương giá thị trường đối với than, điện... theo lộ trình hợp lý.

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung thúc đẩy hoạt động phát triển sản xuất, trong đó ưu tiên số một là phát triển sản xuất nông nghiệp, bởi đây là một ngành có vai trò hết sức quan trọng trong đảm bảo tăng trưởng; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho phát triển sản xuất công nghiệp, đánh giá đúng thực trạng khó khăn trong phát triển của ngành công nghiệp. Trong phát triển công nghiệp, hết sức lưu ý đến các dự án lớn, nhất là các dự án về phát triển điện năng.

Mặc dù tập trung vào mục tiêu phát triển và ổn định nền kinh tế, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm tới công tác đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, không được bất kỳ lúc nào sao nhãng công tác giảm nghèo... nhấn mạnh, trong hoàn cảnh càng khó khăn càng phải đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo an sinh xã hội, công tác đảm bảo an toàn giao thông; phát triển y tế, giáo dục; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng; thực hiện hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; làm tốt hơn nữa công tác thông tin, truyên truyền, đối thoại với nhân dân, nhất là thông qua hình thức đối thoại trực tuyến nhằm tạo sự đồng sức, đồng lòng, đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

* Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: “Chính phủ đã ghi nhận và cảm ơn những đóng góp quan trọng của báo chí trong việc phản ánh thực tế và khuyến khích mọi người cùng nỗ lực, vượt qua khó khăn, phát huy sức mạnh đoàn kết vì những mục tiêu chung để giữ ổn định và phát triển đất nước. Chính phủ sẽ tiếp tục cùng các cơ quan báo chí phối hợp để hoạt động của Chính phủ ngày càng minh bạch, để Chính phủ và người dân hiểu nhau hơn, hướng tới hoàn thành nhiệm vụ chung”.

* Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, tình hình an ninh chính trị trong nước được giữ vững, an ninh biên giới, lãnh thổ tiếp tục được đảm bảo; trật tự an toàn xã hội trong toàn quốc cơ bản ổn định.

Các cấp, các ngành, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm chỉ đạo tổ chức Tết cổ truyền dân tộc đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào vùng bị thiên tai, hộ nghèo, thiếu đói; cơ bản bảo đảm cho mọi người, mọi nhà đều có Tết.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thăm và tặng quà các cơ quan, đơn vị và gia đình có công với cách mạng tại nhiều địa phương. Dư luận xã hội đánh giá cao sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức trợ giúp người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.

Thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 16/1 (tức 23 tháng Chạp), các địa phương đã chuyển quà Tết với tổng số tiền 391 tỷ đồng đến trên 1.877.700 người có công, cấp hỗ trợ 22.806 tấn gạo cho gần 413.860 hộ thiếu lương thực trong dịp Tết. Chính quyền các cấp, các tổ chức, các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng qùa Tết hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn với tổng số tiền khoảng 1.800 tỷ đồng.

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã giải quyết nhanh thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào và khách du lịch về Việt Nam đón năm mới, nhiều cơ quan đã tổ chức hoạt động đón Tết với bà con Việt kiều.

Về trật tự an toàn giao thông, theo báo cáo sơ bộ, trong 6 ngày nghỉ Tết (22-27/1), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 284 vụ tai nạn giao thông, làm chết 234 người và làm bị thương 257 người. So với cùng thời gian nghỉ Tết năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 25,3%, số người chết giảm 22,6% và số người bị thương  giảm 33,1%.

Huy Anh

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...