Kiến nghị tăng đầu tư cho giáo dục phổ thông

Trong khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng số tiền 20% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục vẫn chưa đảm bảo thì Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- ngân sách Phùng Quốc Hiển lại tỏ ra hoài nghi “cứ cho là ngân sách tăng thêm thì chất lượng giáo dục có tỷ lệ thuận?”

Trong khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng số tiền 20% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục vẫn chưa đảm bảo thì Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- ngân sách Phùng Quốc Hiển lại tỏ ra hoài nghi “cứ cho là ngân sách tăng thêm thì chất lượng giáo dục có tỷ lệ thuận?”

Chiều qua - 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Đoàn giám sát báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT).

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn Internet

Đầu tư cho giáo dục: Chưa “xứng tầm”?

Nói là giám sát về chương trình, sách giáo khoa tuy nhiên, theo đánh giá của các Ủy viên UBTVQH thì báo cáo đã cho thường vụ thấy một bức tranh khá đầy đủ toàn diện về những vấn đề của giáo dục phổ thông. “Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn,nguồn lực còn hạn hẹp, được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, với những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và học sinh, GDPT đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”.

Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục thanh, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi nhấn mạnh. Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng cho thấy, “chất lượng GDPT nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…”, chương trình, sách giáo khoa cũng còn nhiều bất cập.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, trong đó đáng chú ý theo Đoàn giám sát là “ngân sách nhà nước vẫn chưa bảo đảm được yêu cầu nâng cao chất lượng GDPT.”Giải trình thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết “do quy mô GDPT lớn và phát triển rất nhanh (bình quân mỗi năm tăng thêm 250 trường), do đó nói là 20% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo nhưng lại bao gồm rất nhiều các hoạt động khác (như đào tạo trong các trường đảng, trong hệ thống quốc phòng – an ninh…) nên 20% đó vẫn không đảm bảo. Cả về chế độ nhà công vụ, trang thiết bị học tập, đội ngũ giáo viên, các hoạt động chi thường xuyên…đều chưa đủ”.

 Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội làm phép tính “20% ngân sách nhà nước cộng cả phần tài chính của các gia đình chi cho con em ăn học là một lượng tiền rất lớn. Nhưng cứ cho là ngân sách tăng thêm thì chất lượng giáo dục liệu có tỷ lệ thuận với số tiền bỏ ra?”. Ông Hiển cũng nhấn mạnh, “có ý kiến cho rằng chính ngành giáo dục cũng phải chiến thắng lợi ích của ngành mình để vì lợi ích của dân thì mọi việc mới tốt hơn được”.

Đầu tư cho giáo dục chủ yếu từ nguồn lực của nhà nước nhưng theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học -công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng thì “nguồn lực nhà nước rất khó khăn”. Vì thế, theo ông Dũng nên huy động cả nguồn lực từ nhân dân, “người nghèo đi học thì nhà nước có chính sách hỗ trợ, nhưng các gia đình có điều kiện kinh tế thì cũng phải bỏ tiền ra”.

Kiến nghị tăng đầu tư cho GDPT

Trong các kiến nghị mà Đoàn giám sát gửi đến Chính phủ và các bộ, ngành nhấn mạnh thời gian tới cần tập trung đầu tư giải quyết dứt điểm tình trạng yếu kém về cơ sở vật chất nhà trường; ưu tiên đầu tư phát triển GDPT ở những vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ các đối tượng chính sách và phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tài năng trẻ. 

Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho giáo dục; sửa đổi cơ chế, chính sách về xã hội hoá giáo dục nhằm tăng cường huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục, góp phần tạo cơ hội tiếp cận giáo dục của mọi tầng lớp nhân dân; định hướng, khuyến khích các trường ngoài công lập phát triển theo mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao.

Được biết, giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ NSNN nước chi cho GD&ĐT chiếm khoảng 5,5% GDP. Ngân sách chi cho GDPT chiếm khoảng 55% đến trên 60% tổng chi cho GD&ĐT. Ngân sách chi cho GDPT luôn được ưu tiên đầu tư tăng thêm hằng năm, với cơ cấu hợp lý, phù hợp với các định hướng phát triển. Tỷ trọng vốn đầu tư theo vùng đã có nhiều cải thiện và tăng so với thời kỳ trước.   

Tuy vậy, theo nhận định của Đoàn giám sát “kinh phí đầu tư từ NSNN và nguồn thu từ học phí chưa đảm bảo được yêu cầu nâng cao chất lượng GDPT”. Mặt khác, theo quy định hiện hành, mức chi ngân sách thường xuyên là 80% cho con người và 20% cho hoạt động nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các địa phương không đảm bảo được cơ cấu chi này. Phần chi cho con người ở nhiều địa phương vượt quá 80%, thậm chí có nơi còn lên tới trên 95%.

Hôm qua, cho ý kiến vào dự án Luật Hải quan sửa đổi, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kỳ vọng, “ dự án Luật phải có những quy định giảm tối đa các chi phí hải quan liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa; minh bạch tối đa các thủ tục hải quan và xây dựng hình ảnh hải quan thân thiện với DN”.

Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong thực hiện thủ tục hải quan, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã quy định rõ thời hạn công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan chậm nhất 2 giờ làm việc; giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hoá xuống 8 giờ; trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày làm việc. 

Đồng thời để giảm bớt giấy tờ phải nộp không cần thiết cho cá nhân, tổ chức, dự thảo Luật đã đưa ra quy định chung theo hướng hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có. Đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan thì tùy trường hợp cụ thể phải nộp, xuất trình các chứng từ này.

Thu Hằng

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.