Kiến nghị có chính sách linh hoạt hơn giúp DN du lịch 'cầm cự'

Phố du lịch Bùi Viện (TP HCM) ít người qua lại.
Phố du lịch Bùi Viện (TP HCM) ít người qua lại.
(PLVN) - Hôm qua (1/2), Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP HCM Nguyễn Thị Khánh đã ký công văn gửi Bộ VH-TT&DL; Tổng cục Du lịch; UBND TP HCM; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Sở Du lịch TP, kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

“Khó khăn chồng chất cho các doanh nghiệp du lịch”

Theo Hiệp hội Du lịch TP, do dịch tái bùng phát, người dân và du khách đã đồng loạt hoãn, hủy các tour du lịch, đặc biệt các tour du lịch Tết đăng ký trước đó.

"Điều này một lần nữa gây khó khăn chồng chất cho các doanh nghiệp du lịch khi phải hoàn lại tiền cọc hoặc dời ngày vô thời hạn cho khách hàng. Trong khi các doanh nghiệp vẫn phải thanh toán tiền cho các đơn vị cung ứng dịch vụ hoặc thương lượng để cùng chia sẻ rủi ro", công văn của Hiệp hội nêu nêu khó khăn.

Hiệp hội này cho rằng, thực tế triển khai cho thấy các chính sách ứng phó với đại dịch của Chính phủ đang phát sinh một số điều chưa phù hợp. 

Cụ thể, doanh nghiệp du lịch trong đợt dịch tháng 3/2020 được áp dụng quy định giãn thời gian nộp thuế VAT là 6 tháng, tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp vẫn phải đóng đủ, đúng thời gian. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, do hoạt động lỗ nên cũng không áp dụng chính sách này. 

Đối với thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp chưa nhận được chính sách hỗ trợ nào và vẫn phải đóng đủ, đúng thời gian.

Đối với BHXH, Nhà nước cho giãn nộp với điều kiện phải cắt giảm trên 50% lao động, doanh nghiệp nào không cắt giảm lao động thì xem như vẫn đóng bình thường. Ngoài ra, việc giảm giá điện đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn chỉ áp dụng đến hết năm 2020.

Trước những thiệt hại dồn dập, nặng nề này, Hiệp hội Du lịch TP kiến nghị cơ quan chức năng chủ trương linh hoạt hơn nữa để doanh nghiệp cầm cự vượt qua đại dịch.

Cụ thể, các doanh nghiệp du lịch TP đề xuất miễn hoặc giảm 50% thuế VAT cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, khu du lịch đến hết năm 2021. Nguyên nhân là hiện nay đa số doanh nghiệp lữ hành không có doanh thu, phải bù lỗ do phát sinh lãi vay và các chi phí khác…

Đồng thời, doanh nghiệp kiến nghị được miễn tiền thuê đất trong năm 2021, 2022; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất 0% để giữ chân người lao động cũng như đẩy nhanh tiến độ phục hồi.

Hiệp hội cũng đề xuất kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng đến hạn để doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ xấu; giảm giá điện đối với các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn trong năm 2021. Bên cạnh đó, cho phép doanh nghiệp du lịch, người lao động chậm nộp bảo hiểm xã hội từ năm 2021 đến hết tháng 6/2022.

Doanh nghiệp cũng mong muốn được điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 theo hướng giảm yêu cầu thời gian làm việc tối thiểu từ 12 tháng xuống còn 3 tháng trong 24 tháng qua; đơn giản hóa quy trình giải quyết quyền lợi cho người lao động. Đối với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, các đơn vị mong muốn tăng tỷ lệ thay thế từ 60% lên 80%...

Phố đi bộ Hà Nội vắng tanh trong ngày cuối tuần.
Phố đi bộ Hà Nội vắng tanh trong ngày cuối tuần. 

“Dịch xảy ra đúng lúc doanh nghiệp du lịch đang yếu nhất”

Đứng ở góc độ đại diện doanh nghiệp, trả lời báo chí, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel cho biết, giai đoạn Tết Nguyên đán là cao điểm các tour du lịch từ khu vực phía Nam ra miền Bắc, mà Quảng Ninh, Vân Đồn là một trong những điểm chính. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp vừa bùng phát, ngoài việc phải dừng, chuyển hướng các tour, công ty phải tạm thời cho nghỉ toàn bộ nhân sự tại những khu vực này. Với các tuyến phía Nam, Vietravel cho biết vẫn duy trì nhưng đã xây dựng phương án nếu dịch xuất hiện sẽ xử lý ra sao, để tránh trường hợp "không kịp trở tay".

"Chúng tôi giờ không thể đưa ra được phương án, khung thời gian khi nào để bắt đầu trở lại, chỉ mong muốn dịch được khống chế sớm. Nếu đúng như kỳ vọng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khống chế dịch trong 10 ngày thì quá may mắn cho các doanh nghiệp. Nhưng nếu dịch phức tạp, bùng phát diện rộng, quả thực hậu quả là rất khủng khiếp", ông Kỳ nói.

Theo ông Kỳ, dịch xảy ra đúng lúc các doanh nghiệp du lịch đang yếu nhất. Dịp cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp chạy các chương trình quảng cáo rất nhiều, nhưng năm nay, thực sự rất im ắng. Một là họ đã quá yếu, không đủ sức, hai là hết nguồn lực, ba là nhiều doanh nghiệp đã đổi nghề và bốn là họ rời khỏi thị trường.

Sau ba lần dịch bùng phát trước đó, gần như mọi doanh nghiệp, đặc biệt là du lịch, đã tới hạn về sức chống chịu. Ông Kỳ nói, còn bao nhiêu sức lực, hơi thở đều cố gượng để bung ra trong dịp Tết này, đón đầu sức cầu của thị trường nhưng sự trở lại của Covid-19 đã đảo lộn tất cả.

Theo ông Kỳ, lúc này ngành du lịch thực sự cần sự quan tâm của Chính phủ. Là ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đại dịch nhưng theo ông Kỳ, du lịch cho tới thời điểm này vẫn chưa có một gói cứu trợ nào đúng nghĩa.

"Tôi không biết liệu có còn ngành du lịch nữa không nếu đợt bùng phát này diễn biến phức tạp. Những người như chúng tôi có thể là những doanh nghiệp cuối cùng trong nghề. Giờ đơn vị du lịch còn hoạt động đếm trên đầu ngón tay", ông Kỳ nói.

Doanh nghiệp lao đao là một khía cạnh, nhưng "khổ nhất", theo ông Kỳ, vẫn là người lao động, khi họ đang hy vọng được quay trở lại làm việc thì lại bị gián đoạn. Đến trước Tết năm nay, số nhân lực của Vietravel quay lại làm việc mới đạt 50%.

Tại Đà Nẵng, theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, dù địa phương chưa xuất hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng nhưng du khách đặt tour đã có động thái hoàn hủy. Tới ngày 1/2, dù chưa có số liệu cụ thể nhưng theo khảo sát, khoảng 30% lượng khách đặt tour qua các đơn vị lữ hành trong hiệp hội đã hủy dịch vụ, chủ yếu là các du khách từ Hà Nội và TP HCM.

Theo khảo sát của Hiệp hội Du lịch Sa Pa, trong đợt Tết, địa phương dự kiến đón 70.000 du khách, trong tổng số 100.000 khách đến Lào Cai. Tuy nhiên tới 31/1, dù tại địa phương chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, đã có 18-25%, tương đương với 12.600 - 17.500 khách hủy tour Sa Pa.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.