Kiểm tra tổng kết thi hành Hiến pháp: Nhiều Bộ, ngành lúng túng

Hôm qua 15/12, Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 đã tiến hành kiểm tra việc tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các thành viên Ban chỉ đạo gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đồng chủ trì buổi làm việc.

Hôm qua 15/12, Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 tiến hành kiểm tra việc tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các thành viên Ban chỉ đạo gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cùng chủ trì buổi làm việc.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị.

Khó khăn đối với Bộ quản lý đa ngành

Theo báo cáo của 18 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan không phải là thành viên của Ban chỉ đạo, các Bộ, ngành đã thành lập Tổ giúp việc, ban hành kế hoạch tổng kết, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tổng kết lấy ý kiến đóng góp. “Cơ bản công tác tổ chức tổng kết thi hành Hiến pháp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được triển khai nghiêm túc, bài bản, đúng yêu cầu của ban chỉ đạo của Chính phủ”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhận xét.

Tính đến cuối ngày 14/12, Thường trực tổ giúp việc Ban chỉ đạo đã nhận được dự thảo báo cáo của 12 Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Đánh giá sơ bộ cho thấy các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã bảo đảm thể hiện được các nội dung chính theo yêu cầu. Ban Chỉ đạo cũng đánh giá nhiều dự thảo báo cáo đã có sự đầu tư, chuẩn bị khá công phu, nội dung báo cáo cơ bản thể hiện được mục đích, yêu cầu tổng kết của Chính phủ. Quá trình tổng kết, các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã thu hút sự tham gia tích cực của các chuyên gia, nhà khoa học.

Tuy nhiên, hạn chế là việc xác định nội dung tổng kết của phần lớn bộ, ngành còn lúng túng, chưa bám sát nội dung tổng kết trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Một số Bộ, ngành chưa bám sát quá trình thực hiện, thể chế hóa các quy định của Hiến pháp bằng luật, pháp lệnh, chưa phân tích được những thuận lợi, khó khăn để từ đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại. Kiến nghị sửa đổi chưa thực sự gắn với thực tiễn, chưa xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình

Khó khăn chung, theo nhiều Bộ, ngành đó là do một số bộ có chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nên phạm vi tổng kết rộng, phức tạp nên không đảm bảo tiến độ về thời gian, việc huy động nguồn lực khó khăn. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ có chuyên môn và am hiểu sâu về pháp luật có hạn. Kinh phí phục vụ tổng kết nhiều nơi chưa chủ động hoặc nguồn dự phòng còn ít. Đây cũng là hai vấn đề nổi cộm mà các bộ, ngành đề xuất với Ban Chỉ đạo.

Không nên bó hẹp trong phạm vi Bộ, ngành

Tại Hội nghị kiểm tra, nhiều ý kiến tâm huyết với quá trình sử đổi Hiến pháp cũng đã được nêu ra. Đại diện đến từ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí minh cho rằng, do Hiến pháp là đạo luật gốc, quyết định những vấn đề chung nhất, do đó cần sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, quản lý. Ngay trong giai đoạn này, sửa đổi Hiến pháp ít nhất phải có ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội trên toàn quốc vì đó là những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Liên quan đến Điều 4 Hiến pháp, vị này đề nghị Hiến pháp cần thể hiện theo hướng khẳng định truyền thống vẻ vang của Đảng, vai trò to lớn của Đảng đã được thực tiễn kiểm nghiệm để các thế lực thù địch không thể lợi dụng.

Liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Thế Viên lại nhấn mạnh vấn đề về phân cấp. Ông Viên cho biết, với sự phân cấp mạnh mẽ như hiện nay, không phải vấn đề nào Bộ cũng nắm cặn kẽ dù thuộc sự quản lý của mình. Ví dụ như có người hỏi năm rồi có bao nhiêu xã chưa có đường về trung tâm, nhưng vấn đề này không chỉ Bộ GTVT quản lý mà còn nằm ở nhiều Bộ, nhiều địa phương khác. Việc quản lý theo kiểu “cắt khúc” như vậy rất khó cho Bộ, người đứng đầu Bộ: “Việc gì cũng cần có cơ quan, có người chịu trách nhiệm nhưng cũng cần có quy định chặt chẽ, cụ thể”.

Đại diện đến từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng nêu ý kiến: về vấn đề bảo hiểm xã hội, Hiến pháp và Luật bảo hiểm còn “vênh” nhau (ví dụ về loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện). Hiện nay, lĩnh vực này cũng có 4 Bộ tham gia quản lý nhưng lại không được thành lập tổ chức thanh tra, trong khi vi phạm rất nhiều.

“Nhìn” xa hơn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh hiến kế: Hiến pháp ở nhiều nước do một nhà lãnh đạo uy tín, có trình độ soạn thảo, rồi mới đưa ra lấy ý kiến. Ta có nên như vậy không bởi với đề xuất cả trăm ngàn trang của các Bộ, ngành, nếu không “chắt lọc” kỹ Hiến pháp sắp tới sẽ rất dài vì quá nhiều vấn đề phải giải quyết.

Lưu ý các Bộ, ngành “góp ý sửa đổi Hiến pháp không nên giới hạn trong phạm vi Bộ, ngành mình để tránh xé lẻ, manh mún”, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo “cần mở rộng hơn, nâng tầm vấn đề lên. Tổng kết để xem có vấn đề gì vướng mắc, cái gì tốt, chưa tốt, đó là yêu cầu bắt buộc với Chính phủ và của Chính phủ với các Bộ, ngành”

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo của Chính phủ lưu ý bộ ngành 4 vấn đề cần làm tiếp theo, trong đó Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ cần tập trung, đôn đốc khẩn trương hoàn thành các báo cáo. Làm sao để các báo cáo thể hiện ý chí của tập thể, tránh khoán trắng cho một vài đơn vị. Trước đề nghị của nhiều Bộ ngành, qua trao đổi, Bộ trưởng đồng ý cho “giãn” tiến độ nộp báo cáo tới trước ngày 26/12 nhưng vẫn lưu ý báo cáo phải đảm bảo chất lượng, tránh cục bộ.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng ghi nhận những nỗ lực của bộ ngành trong tổng kết Hiến pháp và kỳ vọng, là những tư lệnh ngành, trực tiếp va chạm với những quy định của Hiến pháp, Bộ - ngành sẽ có những đề xuất từ thực tiễn, đúng tầm, sát tình hình.

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Đọc thêm

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.

Tại sao cần bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ?

Dao có tính sát thương được đề xuất bổ sung vào nhóm vũ khí thô sơ. (Ảnh: cand.com.vn)
(PLVN) - Việc trình Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 tới đây đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật, trong đó có quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch phối hợp, được sự đồng ý của Đảng ủy Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh, Chi bộ Phòng Nghiệp vụ 2 – Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Kế toán đã tổ chức chương trình về nguồn với chủ đề “ Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử” tại Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp) là nơi gìn giữ phần Mộ của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vào ngày 11,12/5/2024.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng ngày 11/5/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần Grand Nutrition triển khai hoạt động trao tặng học bổng và phần quà cho học sinh, người có công trên địa bàn.

Không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về đội ngũ thông tin cơ sở. (Nguồn ảnh: Bộ TT&TT)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mới đây đã ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Đây là lần đầu tiên Chính phủ ban hành nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở, tạo hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.

Bộ Tư pháp Tổ chức truyền thông pháp luật và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mộc Châu

Ông Nguyễn Kim Tinh – Phó bí thư Thường trực Đảng Ủy bộ Tư pháp trao quà cho các cháu học sinh khó khăn của huyện Mộc Châu. (Ảnh Hải Anh)

(PLVN) - Sáng 11/5/2024, Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), cùng nhà tài trợ đã tới trường THCS 8/4 trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích cao trong học tập tại một số trường trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Hội thảo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Ông Hồ Quang Huy – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp, phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) -Ngày 10/5, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tổ chức hội thảo trao đổi, thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện nghị quyết số 110/2023 Quốc hội khóa XV.

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.
(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.