Khuyến cáo người dân cách tránh bị lừa đảo khi muốn sang Hàn Quốc lao động

Từ 2010 đến nay, đã đưa trên 1,4 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn. (Ảnh: Cục QLLĐNN)
Từ 2010 đến nay, đã đưa trên 1,4 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn. (Ảnh: Cục QLLĐNN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin mở rộng chính sách tiếp nhận lao động của Hàn Quốc để quảng cáo, tuyển chọn lao động trái quy định đi làm việc trong các ngành, nghề giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp, nhà hàng, bốc xếp bưu phẩm… theo thị thực E9-5. Người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin và liên hệ với cơ quan, đơn vị được cấp phép để tránh bị lừa.

Ngày 23/1, Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN, Bộ LĐ-TB&XH) thông tin cảnh báo về việc xuất hiện một số cá nhân, tổ chức tuyển chọn lao động trái quy định sang làm việc tại Hàn Quốc.

Cục QLLĐNN cho biết, cuối tháng 12/2023, Ủy ban Chính sách nhân lực nước ngoài của Hàn Quốc quyết định mở rộng thí điểm, cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài thị thực E-9 vào làm việc trong ngành kinh doanh khách sạn và căn hộ cho thuê. Ngành nghề dự kiến triển khai gồm: Nhân viên dọn dẹp vệ sinh và nhân viên phụ bếp. Khu vực dự kiến thí điểm tuyển dụng tại 4 địa điểm du lịch chủ yếu của Hàn Quốc gồm Seoul, Busan, Kangwon và Jeju. Dự kiến trong năm 2024, Hàn Quốc sẽ có quy trình thực hiện bao gồm: Chỉ định quốc gia phái cử, cơ quan tuyển chọn, đơn vị đào tạo giáo dục định hướng…

Cục QLLĐNN sẽ thông báo rộng rãi khi Hàn Quốc chính thức tiếp nhận lao động Việt Nam các ngành nghề này. Hiện nay, Trung tâm Lao động ngoài nước là đơn vị duy nhất phái cử lao động đi làm việc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài theo thị thực E9 (Chương trình EPS), gồm các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp và đóng tàu (chưa được giao phái cử lao động trong các ngành, nghề nêu trên).

Cục QLLĐNN cũng chưa tiếp nhận và chấp thuận hợp đồng cung ứng lao động của bất kỳ DN dịch vụ nào để đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành, nghề giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp và nhân viên khách sạn.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin mở rộng chính sách tiếp nhận của Hàn Quốc để quảng cáo, tuyển chọn trái quy định về việc đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành, nghề giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp, nhà hàng, bốc xếp bưu phẩm… theo thị thực E9-5.

Vì vậy, Cục QLLĐNN đề nghị người lao động (NLĐ) tìm hiểu kỹ thông tin. Nếu có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc, cần liên hệ Sở LĐ-TB&XH tại địa phương nơi cư trú, Trung tâm Lao động ngoài nước, các DN được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường trọng điểm, chất lượng của hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Những năm gần đây, số lượng lao động sang thị trường này đã vượt con số 10.000 người. Riêng năm 2023, Việt Nam đã đưa được hơn 11.000 người sang nước này làm việc. Đây cũng là thị trường được lao động Việt Nam ưa thích, do có điều kiện tốt và thu nhập cao.

Với Chương trình EPS, trong năm nay, phía Hàn Quốc sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam sang làm việc ở các ngành nghề gồm: Sản xuất chế tạo (lắp ráp, đo lường và nối); xây dựng (cốt thép, mộc); nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) và ngư nghiệp (nuôi trồng, đánh bắt gần bờ). Dự kiến số lượng tuyển chọn trong năm 2024 là 15.374 người (trong đó ngành sản xuất chế tạo là 11.246 người; ngành xây dựng 200 người; ngành nông nghiệp 895 người; ngành ngư nghiệp 3.033 người).

* Liên quan lĩnh vực, Bộ LĐ-TB&XH ước tính cả năm 2023, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khoảng 155.000 người, số lượng cao nhất từ trước đến nay và tăng 8,55% so với 2022.

Việt Nam hiện có hơn 500 DN dịch vụ được cấp phép đưa NLĐ đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ làm việc, trong đó từ năm 2010 đến nay đã đưa trên 1,4 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn.

Năm 2023, các giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước tiếp tục được đẩy mạnh; công tác tuyển chọn, đào tạo và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quản lý chặt chẽ hơn.

Một số địa phương đã tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho NLĐ hoàn thành hợp đồng về nước hòa nhập vào thị trường lao động trong nước.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 146.156 lao động (50.561 lao động nữ), trong đó thị trường Nhật Bản 74.354 lao động (31.592 lao động nữ), Đài Loan (Trung Quốc) 54.769 lao động (16.820 lao động nữ), Hungary 1.463 lao động (695 lao động nữ), Singapore 1.333 lao động nam, Romania 804 lao động (143 lao động nữ), Ba Lan 760 lao động (136 lao động nữ)…

Tin cùng chuyên mục

Đang tọa đàm 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'

Đang tọa đàm 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'

(PLVN) - Chiều nay, 12/12, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương và Ths. Trần Trọng Đại, Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội toạ đàm về “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” tại Báo Pháp luật Việt Nam.

Đọc thêm

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

Bài học từ sự việc ồn ào liên quan Thảo Cầm Viên

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Ảnh: Thanhnien.vn)
(PLVN) - Sự việc Cty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn (còn gọi là Sở thú) có doanh thu 104 tỷ/năm mà riêng tiền thuê đất đã phải trả 163 tỷ/năm khiến dư luận chú ý, không chỉ vì đây là câu chuyện hi hữu, mà còn quan tâm động thái giải quyết "gỡ vướng" của UBND TP HCM.