Khung pháp lý cho sandbox: Nên thí điểm có chọn lọc, có kiểm soát

(PLVN) - Dù ủng hộ cho Sandbox - cho phép thí điểm trong quy mô hạn chế những mô hình công nghệ chưa có hành lang pháp lý quy định - để khuyến khích cái mới, nhưng chỉ nên thí điểm có chọn lọc, có kiểm soát tốt để đảm bảo an ninh chính trị, an ninh tài chính và kinh tế vĩ mô. 
Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính của Singapore. Ảnh minh họa
Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính của Singapore.  Ảnh minh họa

Sandbox – một lựa chọn “cứu cánh”?

Trong bối cảnh hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh của chúng ta (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại điện tử, các luật về thuế…) chưa có quy định liên quan đến các mô hình kinh doanh mới, đòi hỏi các bộ, ngành cần chủ động, nhanh chóng nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật cụ thể cho các mô hình kinh doanh này theo hướng tạo quy định rõ ràng, thuận lợi cho đăng kí, hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá rủi ro các mô hình kinh doanh mới có thể gây ra trên thực tế.

Trong Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” vừa diễn ra mới đây, TS Chu Thị Hoa - Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), Nhóm chuyên gia công nghệ ONPUN – cho rằng, trước hiện tượng mới, có những khía cạnh chưa dễ hình dung hoặc chưa thể lường trước các diễn biến, tác động, việc áp dụng các cơ chế thử nghiệm áp dụng trong phạm vi hạn chế (sandbox) là lựa chọn không ít các quốc gia đã làm.

“Sandbox cho phép thử nghiệm trong môi trường thực tiễn, nhưng có phạm vi và thời gian xác định, cùng với các biện pháp bảo vệ thích hợp để ngăn chặn bất kì hậu quả nào của sự thất bại mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hệ thống tài chính quốc gia” – TS. Chu Thị Hoa nhận định.

Việt Nam hiện đứng thứ ba châu Á về khởi nghiệp sáng tạo. Các nhà khởi nghiệp ở nước ngoài đang có xu hướng quay về Việt Nam khi thấy tín hiệu từ Chính phủ trong việc soạn thảo hành lang pháp lý về sandbox cho Fintech. Theo các chuyên gia, trước khi có đạo luật riêng cho Fintech, Chính phủ cần có ngay khung pháp lý sandbox cho doanh nghiệp và cộng đồng có môi trường hoạt động thay vì ngồi chờ hoặc ra nước ngoài hoạt động.

Tuy nhiên, thử nghiệm trong khuôn khổ và phạm vi hạn chế để vừa phát huy được hiệu quả thử nghiệm cái mới của sandbox, nhưng đồng thời cũng giảm thiểu được những rủi ro luôn đi kèm với mô hình thử nghiệm, cũng như để tránh tình trạng sandbox một cách tràn lan theo phong trào, thậm chí có những doanh nghiệp mượn áo khoác “sandbox” để cố tình vượt rào pháp lý. 

Cho phép thí điểm, nhưng cần thận trọng

Tuy sandbox có thể giúp thúc đẩy sáng tạo và gỡ khó phần nào cho các nhà hoạch định chính sách, song do cách tiếp cận thí điểm này rất mới, nên tác dụng và hiệu quả của nó cũng chưa được chứng thực, phụ thuộc nhiều vào môi trường pháp lý và khung thể chế của từng quốc gia.

TS. Chu Thị Hoa cho rằng, sandbox phải được xây dựng và triển khai áp dụng với quan điểm doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm để không làm mất cơ hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khung pháp lý sandbox phải có “không gian và thời gian được xác định rõ ràng” vì “thử nghiệm thất bại có thể xảy ra”. TS.Hoa khuyến nghị Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế sandbox bằng việc xây dựng và ban hành Nghị định về sandbox theo mô hình của Singapore và việc áp dụng cơ chế sandbox cho từng lĩnh vực và trong điều kiện nhất định phải được thực hiện khi phân tích từng tình huống chính sách cụ thể.

Theo khuyến nghị của Liên Hợp quốc, các chính phủ cần “cân nhắc thận trọng” khi lựa chọn các công nghệ, dịch vụ cho phép sandbox. Ngoài việc dự đoán trước tiềm năng thành công của dịch vụ đó, các nhà quản lý còn cần “xác định rõ mục tiêu cần đạt được và những thách thức sẽ phát sinh” trong quá trình thí điểm. Họ cũng phải dành nguồn lực đáng kể cho việc giám sát các doanh nghiệp triển khai thí điểm để đảm bảo không có tình trạng “xé rào”, vượt rào xảy ra.

Có thể thấy, để sandbox phát huy được hiệu quả cao nhất nhưng vẫn giảm thiểu rủi ro một bộ quy định về sandbox cần giải đáp được những vấn đề then chốt nhất của sandbox như lĩnh vực, ngành nghề nào được phép thí điểm, bởi một số lĩnh vực nếu cho phép sandbox sẽ tạo ra rủi ro cao về an ninh chính trị, an ninh tiền tệ, an ninh dữ liệu, điều tiết kinh tế vĩ mô như ngân hàng, thanh toán, tín dụng, năng lượng, báo chí thông tin… Bên cạnh đó, cần làm rõ tiêu chí nào để một doanh nghiệp, sản phẩm, công nghệ được tham gia thí điểm, số lượng doanh nghiệp được tham gia thí điểm tối đa và tối thiểu, phạm vi và thời hạn thí điểm tối đa… 

Đồng thời với các quy định pháp lý cho cơ chế sandbox, cũng cần có những công cụ mạnh về công nghệ để giám sát hoạt động thí điểm của các doanh nghiệp, từ đó cơ quan giám sát có thể lập tức can thiệp kịp thời khi phát sinh đột biến, rủi ro, cũng như có chế tài đủ mạnh, minh bạch để răn đe những doanh nghiệp thí điểm cố tình lợi dụng sandbox để lách luật, xé rào.

Việc sớm có một khuôn khổ, một quy chuẩn cho sandbox là rất cần thiết để tránh nguy cơ phát sinh các vấn đề vượt tầm kiểm soát, khiến các cơ quan quản lý lúng túng trong việc xử lý. Cơ quan quản lý nhà nước cần có tầm nhìn xa, lường trước những rủi ro và hệ lụy có thể nảy sinh từ sandbox, từ đó chuẩn bị sẵn sàng tâm thế và những phương án cần thiết một cách chủ động. 

Kinh nghiệm từ Singapore

Ngày 16/11/2016, Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) công bố Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính, nhằm khuyến khích những khởi nghiệm sáng tạo về công nghệ tài chính có thể được thử nghiệm ở thị trường, sau đó được áp dụng ở quốc gia khác. Những thử nghiệm này được tiến hành trong một không gian và thời gian được xác định rõ ràng với các biện pháp bảo vệ thích hợp để bảo vệ cho “hệ thống tài chính” của Singapore. Theo đó, DN khởi nghiệp muốn tham gia vào khung pháp lý Sandbox phải thỏa mãn các điều kiện trong Hướng dẫn.

Ngày 14/11/2017, MAS công bố Bản hướng dẫn tạm thời về ICOs (tiền ảo).

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.