Không phải bây giờ Việt Nam mới nhập khẩu than

Có nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao ta cần nhập khẩu than trong khi vẫn xuất khẩu?. TS. Nguyễn Khắc Thọ - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) làm rõ băn khoăn của dư luận về thông tin này.

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc xuất, nhập khẩu than của Tập đoàn CN Than- Khoáng sản Việt Nam. Có ý kiến đồng tình với quan điểm phải nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, song cũng có nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao ta cần nhập khẩu than trong khi vẫn xuất khẩu?
TS. Nguyễn Khắc Thọ - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) làm rõ băn khoăn của dư luận về thông tin này.

- Dư luận đang khó hiểu về việc ngành Than vốn là một ngành có truyền thống xuất khẩu nay lại phải nhập khẩu than cho tiêu dùng trong nước. Ông giải thích việc đó như thế nào?
TS. Nguyễn Khắc Thọ
TS. Nguyễn Khắc Thọ
- Theo tôi, trước hết cần nhấn mạnh việc xuất, nhập khẩu than là hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) được quy định tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 21/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINACOMIN.

Về vấn đề nhập khẩu than, không phải bây giờ Việt Nam mới nhập khẩu than mà chúng ta đã nhập khẩu than để phục vụ nhu cầu trong nước từ nhiều năm trước đây (nhập khẩu than phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy Formosa, hàng năm chúng ta vẫn nhập khẩu hàng chục ngàn tấn than coke để phục vụ cho nhu cầu của ngành luyện kim). Việc vừa qua, VINACOMIN nhập khẩu hơn 9.500 tấn than để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước xuất phát trên quan điểm hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải do thiếu than. Ngoài ra, việc nhập khẩu 9.500 tấn than nêu trên nhằm mục đích thử nghiệm, tìm hiểu thị trường, điều kiện nhập khẩu than để chuẩn bị cho công tác nhập khẩu than trong thời gian tới (dự kiến từ năm 2015 trở đi) đó là việc làm cần thiết, chuẩn bị cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hiện nay, chúng ta chỉ xuất khẩu những chủng loại than mà trong nước không có nhu cầu sử dụng, nhưng có giá trị xuất khẩu cao (than cục, cám tốt…) hoặc chưa sử dụng hết và định hướng xuất khẩu theo hướng giảm dần.

- Trong khi việc cung ứng than cho một số nhà máy điện trong nước đang gặp khó khăn (các nhà máy phía Bắc), thậm chí phải nhập khẩu sớm hơn dự kiến (cho các nhà máy phía Nam), liệu có là bất ổn khi VINACOMIN vẫn cứ tiếp tục xuất khẩu than như hiện nay? Hiệu quả của việc làm đó thế nào, thưa ông? 

- Hiện nay, việc cung ứng than cho các nhà máy điện trong nước đang thực hiện bình thường theo nhu cầu sử dụng của các hộ tiêu dùng trong nước, không có gì gặp khó khăn. Mặt khác, theo dự báo cân đối cung - cầu, từ nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn đáp ứng đủ than cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, dự kiến từ năm 2015 trở đi chúng ta mới phải nhập khẩu than, khối lượng than nhập khẩu chủ yếu cho nhu cầu sản xuất điện. Dự kiến năm 2015 sẽ nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn, năm 2020 khoảng 62 triệu tấn.

Hiện nay, giá bán than cho một số hộ tiêu thụ lớn (điện, xi măng, giấy, phân bón) chưa hoàn toàn được thực hiện theo giá thị trường, đặc biệt giá than cho điện còn thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất, trong khi chi phí đầu vào (dầu, thuốc nổ, điện, sắt thép, lãi vay...) đều tăng cao. Vì vậy, việc xuất khẩu than hiện nay của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam để giúp ngành Than cân đối được tài chính, tạo vốn cho đầu tư (nhu cầu vốn đầu tư cho ngành Than giai đoạn 2011-2015 bình quân khoảng 41.716 tỷ đồng/năm), phục vụ duy trì và mở rộng nâng cao sản lượng khai thác để đáp ứng tối đa cho nhu cầu sử dụng trong nước.

- Bộ Công Thương được Chính phủ giao quản lý, điều hành thực hiện chương trình đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ông có thể cho biết, chính sách của nước ta về xuất và nhập khẩu than trong thời gian tới như thế nào để vừa bảo đảm cung cầu trong nước? Cần phải có giải pháp gì để khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo được này?

- Quan điểm phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg ngày 07/7/2008, theo đó, phát triển ngành Than trên cơ sở tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước; đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu than hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu, thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các mỏ than của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam đã và đang khai thác ở mức xuống sâu, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp, trong khi nhu cầu sử dụng than trong nước ngày càng tăng cao. Vì vậy, để khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cần tăng cường công tác quản trị tài nguyên, đổi mới công nghệ để nâng cao hệ số thu hồi tài nguyên than trong khai thác, chế biến...; sớm điều chỉnh giá than theo cơ chế thị trường (kể cả đối với giá than cho điện) theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 244/TB-VPCP ngày 11/8/2009 của Văn phòng Chính phủ về giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước.

- Xin cảm ơn Ông!
Theo Tạp chí Công nghiệp
 

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ, công chức, viên chức cần có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, đúng mực. (Ảnh minh họa. Nguồn: tuoitrethudo)

Giao tiếp, ứng xử với tổ chức, công dân: Cán bộ, công chức cần có tác phong, thái độ đúng mực

(PLVN) -  Trong giao tiếp, ứng xử với tổ chức và công dân, cán bộ, công chức, viên chức cần có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, văn minh, không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân.

Đọc thêm

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 1)

Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ sáu khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW.
(PLVN) -  Bên cạnh việc còn thiếu thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn… thì còn tình trạng văn bản luật thiếu quy định cụ thể, hay phải sửa đổi, bổ sung, “tuổi thọ” của luật không cao, dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả khi đưa pháp luật vào cuộc sống. Đó là một thực tế đã được nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia pháp lý chỉ ra.

Các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng: Đảm bảo thu hồi tài sản bị chiếm đoạt

Kê biên, phong tỏa được khối lượng tài sản lớn trong đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu ở Đồng Nai.
(PLVN) -  Quá trình giải quyết, các tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; đồng thời, chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.

Tiếp tục tôn vinh những “sứ giả” Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Bằng khen tặng tập thể và cá nhân của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có thành tích xuất sắc.
(PLVN) -  Dù lần đầu tiên Việt Nam cử lực lượng của cả Quân đội và Công an trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ở nước ngoài nhưng hai đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo hình ảnh đẹp, lan tỏa sâu rộng đến nhân dân cả nước.

Đà Lạt sẽ được gỡ vướng quy hoạch

Một góc TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
(PLVN) - TP Đà Lạt (Lâm Đồng) trong tương lai được mở rộng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 335.930 ha và là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

Hạnh phúc của những bác sĩ mũ nồi xanh nơi xứ người

Các cán bộ chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2.3 chụp ảnh kỷ niệm trước khi lên máy bay khởi hành đi Cộng hòa Nam Sudan. ( Nguồn ảnh: Báo Dân trí)
(PLVN) - Đã bao ngày kể từ ngày những bác sĩ mũ nồi xanh đầu tiên lên đường làm nhiệm vụ nơi xứ người. Dù phải xa quê hương, xa gia đình với nhiều khó khăn, vất vả nhưng đối với những người đã và đang thực hiện nhiệm vụ cao cả trên thì đó là niềm hạnh phúc quý giá mà không phải bác sĩ nào cũng có được.

Khái niệm hạnh phúc trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Khái niệm hạnh phúc trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam
(PLVN) - Với dân tộc Việt Nam, khái niệm hạnh phúc mang một hàm nghĩa đặc biệt. “Hạnh phúc” ở đây không chỉ hướng đến những niềm vui, nỗi buồn của cá nhân mà là mang theo cả cống hiến, cả hy sinh, cả đắp xây. Bởi mỗi một hạnh phúc đơn sơ của mỗi một con người bé nhỏ, đều hòa vào dòng sông lớn của lịch sử dân tộc.

Báo chí truyền thông cần đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Các đại biểu tham gia Hội thảo "AI và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn".
(PLVN) - "Chuyển đổi số đã, đang là xu thế tất yếu diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay. Là lĩnh vực phản ứng nhạy bén với mọi biến động của đời sống kinh tế - xã hội, báo chí truyền thông cần đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia...", Nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.

Đề nghị 19 tập đoàn, TCty nhà nước đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm

Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị 19 tập đoàn, Tổng công ty (TCty) nhà nước nâng cao nhận thức và trách nhiệm chính trị với tài sản, nguồn vốn của Nhà nước, đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả...

Đại tướng Chu Huy Mân: Vị tướng văn - võ toàn tài

Thượng tướng Chu Huy Mân (tháng 11/1977) thăm hỏi các cán bộ quân đội sắp đi công tác về các tỉnh miền núi.
(PLVN) -  Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023), sáng qua (17/3), Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề: “Đại tướng Chu Huy Mân - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nghệ An”.

Công tác cứu nạn, cứu hộ: Cấp bách hoàn thiện thể chế, chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với các chiến sĩ trong Đoàn công tác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 17/3, chủ trì cuộc gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong Đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đối với công tác cứu nạn, cứu hộ là yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Bình Thuận có tân Giám đốc Công an tỉnh

Đại tá Lê Quang Nhân (lễ phục trắng) tại lễ công bố quyết định.
(PLVN) - Ngày 17/3, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2023

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2023
(PLVN) - Hội Báo toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo” chính thức khai mạc sáng nay, 17/3, tại Bảo tàng Hà Nội.