Không ngừng vun đắp quan hệ hợp tác pháp luật Việt Nam - Hungary

Lễ ký Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự
Lễ ký Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự
(PLO) - Hôm nay (11/9), Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Tư pháp Hungary Lát-xlô Trô-va-ki.

Tiếp tục chuyến thăm chính thức tại Liên bang Nga, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức tại Hungary từ ngày 8-11/9/2018 theo lời mời của Thủ tướng Hungary Vích-to Ô -ban. Một trong những kết quả chính của chuyến thăm là 2 nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng quan hệ hợp tác lên Đối tác toàn diện.

Ngày 10/9, sau Hội đàm chính thức, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến Lễ ký 7 văn kiện hợp tác, trong đó đầu tiên là Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, thay thế Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân gia đình và hình sự ký giữa hai nước vào năm 1985.

Ngày 11/9/2018, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Tư pháp Hungary Lát-xlô Trô-va-ki.

Bộ trưởng Lê Thành Long cảm ơn và đánh giá cao về sự phối hợp hiệu quả của Bộ Tư pháp Bạn trong việc  đàm phán thành công Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, phù hợp với xu hướng hiện đại hóa hợp tác về tương trợ tư pháp ngày nay; về sự hỗ trợ tích cực của Bạn trong việc thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa 2 Bộ đã ký năm 2012, đặc biệt là Chương trình hợp tác giữa 2 Bộ giai đoạn 2018-2019.

Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định mong muốn của Bộ Tư pháp Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Bộ Tư pháp Hungary,  tương xứng với cấp độ Đối tác toàn diện giữa hai  mới được thiết lập.

Về phía Hungary,  Bộ trưởng Tư pháp Lát-xlô Trô-va-ki khẳng định quan điểm sẵn sàng hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam trong cải cách pháp luật và cải cách tư pháp.

Về định hướng hợp tác thời gian tới, hai Bộ trưởng gợi mở 1 số ý tưởng sau:

- BTP Hungary hỗ trợ Bộ Tư pháp Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về luât hành chính, tập trung vào hoàn thiện tổ chức các cơ quan nhà nước; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính và dịch vụ công nhằm góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả;

- Hai Bộ tiếp tục phối hợp tổ chức hội nghị về pháp luật đầu tư (tiếp nối hội nghị lần thứ nhất đã tổ chức tại Hungary vào nnăm 2017) nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mỗi nước hiểu rõ pháp luật đầu tư, kinh doanh của nhau.

Cuộc gặp đã diễn ra trong không khí chân tình, hữu nghị. Hy vọng rằng thời gian tới quan hệ hợp tác giữa 2 Bộ Tư pháp ngày càng được tăng cường nâng lên một tầm cao mới, xứng đáng với tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc được vun đắp trong suốt 68 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.