“Không nên cấm công chức uống rượu bia giờ nghỉ trưa”

Theo GS.Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, mọi chuyện cấm đoán phải có căn cứ khoa học, ngoài giờ làm việc thì mọi cán bộ, công chức đều là công dân. Họ chịu sự ràng buộc của pháp luật dân sự chứ không phải của thủ trưởng cơ quan. Tuy nhiên, chuyện uống rượu bia dưới ngưỡng an toàn về sức khỏe và về giao thông thì lại là chuyện khác, một chuyện mà mọi người cần hiểu rõ để tự bảo vệ mình và bảo vệ an toàn cho người khác.

Mới đây, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chấp thuận kiến nghị “cấm cán bố công chức uống rượu bia giờ nghỉ trưa” để kiềm chế TNGT. Thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm các chuyên gia khoa học, các chuyên gia pháp luật và đông đảo nhân dân cả nước. Phóng viên PLVN  đã có cuộc trao đổi nhanh với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam về vấn đề này .

Thưa Giáo sư, ngày 21/3 vừa qua, tại cuộc họp về vấn đề ATGT, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chấp thuận rất nhiều biện pháp kiềm chế TNGT trong đó có kiến nghị “cấm cán bộ công chức uống rượu bia vào buổi trưa”. Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này thế nào?

Theo tôi, mọi chuyện cấm đoán phải có căn cứ khoa học, ngoài giờ làm việc thì mọi cán bộ, công chức đều là công dân. Họ chịu sự ràng buộc của pháp luật dân sự chứ không phải của thủ trưởng cơ quan. Tuy nhiên, chuyện uống rượu bia dưới ngưỡng an toàn về sức khỏe và về giao thông thì lại là chuyện khác, một chuyện mà mọi người cần hiểu rõ để tự bảo vệ mình và bảo vệ an toàn cho người khác.

Giáo sư Nguyễn Lân DũngGiáo sư Nguyễn Lân Dũng

Các nhà khoa học cho biết, mỗi cốc bia hay mỗi lon bia (330ml) có chứa khoảng 7g cồn (ethanol), đó là lượng cồn mà gan đủ sức chuyển hóa trong 1 giờ nhờ men NAD (nicotinamid adenin dinucleotid) do gan sinh ra. Như vậy có nghĩa là bạn có thể uống mỗi ngày đêm 24 cốc bia với điều kiện uống mỗi cốc cách nhau …1 giờ.

Chắc không có ai uống như vậy. Họ “dzô dzô” mỗi người vài cốc vại hay vài chai bia là chuyện bình thường. Khi đó lượng bia sẽ quá mức quy định của cảnh sát giao thông (>0,25mg cồn/1 lít hơi thở, hay >50mg cồn/100 ml máu) và chắc chắn sẽ tác hại đến cơ thể không khác gì tác hại của các loại rượu.

Uống vừa phải là giữ sức khỏe cho tương lai lâu dài cho mình và cho gia đình tương lai của mình! Nhất là nếu uống quá mức này sau đó lại tham gia giao thông thì không chỉ nguy hiểm cho bản thân mình mà còn có thể gây thương tích cho cả người khác nữa. Nếu uống dưới 1 cốc bia vào buổi trưa trong bữa ăn thì không có gì đáng phải cấm đoán. Tuy nhiên cần khuyên mọi người chỉ nên uống bia, rượu (ở mức độ hợp lý) vào bữa ăn tối mà thôi.

- Từ góc nhìn khoa học, Giáo sư có thể nói rõ hơn về mối quan hệ giữa TNGT với rượu bia? Theo ông, tác dụng của việc cấm cán bộ, công chức uống rượu bia giờ nghỉ trưa với việc kiềm chế TNGT sẽ như thế nào? 

Bia chứa 3-4% cồn, còn rượu vang chứa 10-12% cồn, rượu gạo (quốc lủi) chứa 25-35% cồn, rượu mạnh chứa 40-55% cồn. Từ đó suy ra nếu ngưỡng cho phép chỉ là 1 lon bia (330ml) trong một giờ thì với các loại rượu khác sẽ phải ít hơn bao nhiêu?

Những người nghiện rượu ít ai biết rằng bên cạnh rất nhiều tác hại khác lên gan, lên hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, hệ miễn dịch mà còn tác động lên não bộ. Tác động tức thời là với nồng độ trong 1 lít hơi thở là 0,1 mg đã đủ gây khó cầm nắm, đi lại vụng về, với 0,2 mg đã đủ làm dễ giận dữ, đi lại loạng choạng, với  trên 0,25 mg đã đủ mất khả năng tự điều khiển ô tô, xe máy.

Quy định của cảnh sát giao thông là không được vượt quá >0,25mg cồn/1 lít hơi thở. Với người nghiện bia rượu lâu ngày thì sẽ dẫn đến tổn thương não, teo não, giảm trí nhớ, giảm thị giác, thính giác, khứu giác, giảm các hormone trong cơ thể…   

"Cấm uống rượu, bia quá ngưỡng quy định là yêu cầu đối với mọi công dân chứ đâu riêng gì cán bộ, công chức" - GS Nguyễn Lân Dũng"Cấm uống rượu, bia quá ngưỡng quy định là yêu cầu đối với mọi công dân chứ đâu riêng gì cán bộ, công chức" - GS Nguyễn Lân Dũng

Cấm uống rượu, bia quá ngưỡng quy định là yêu cầu đối với mọi công dân chứ đâu riêng gì cán bộ, công chức. Cũng giống như 19 điều cấm đối với đảng viên thì theo tôi chỉ có vài điều là đặc thù cho đảng viên, còn những điều khác đều thuộc về các quy định của pháp luật hiện hành, nhẽ ra chỉ cần nhắc nhở đảng viên phải gương mẫu thực hiện là đủ rồi.

Có ý kiến cho rằng, cái này đưa ra còn quá muộn và “cấm trưa” vẫn chưa đủ mà phải cấm cả giờ hành chính, Giáo sư nghĩ sao?

Trên thế giới có lẽ cũng chả có nước nào người ta uống rượu hay bia khi đang làm việc, nhất là những công việc có tiếp xúc với dân chúng. Cấm sử dụng rượu bia trong giờ làm việc (hay lao động đối với công nhân, viên chức) là chuyện đương nhiên rồi, có gì mà còn cần phải thảo luận nữa? Ngoài tác hại với sức khỏe bản thân, rượu bia còn ảnh hưởng trực tiếp đối với chất lượng làm việc của mỗi người (đâu phải chỉ riêng với những người lái xe).

Hiện tại mới là chấp thuận kiến nghị, từ quan điểm của Giáo sư thì cần có chế tài nào để việc cấm này thực sự có hiệu quả?

Tôi thấy đây là chuyện chung của toàn xã hội, do đó chỉ cần trang bị rộng khắp cho cảnh sát giao thông ống thổi thử nồng độ rượu bia trong hơi thở, kèm theo khung phạt tiền đủ sức răn đe, thì các hàng bia hơi, các quán nhậu sẽ không còn thấy ai “đỏ mặt” vào buổi trưa nữa ! Cán bộ, công chức, đảng viên chỉ cần quy định gương mẫu thực hiện là đủ.

Bất kể là ai vi phạm pháp luật đều cần phải xét xử nghiêm minh theo luật định.Bất kể là ai vi phạm pháp luật đều cần phải xét xử nghiêm minh theo luật định.

Mới đây, dư luận xã hội nóng lên với sự kiện ông Phó chi cục Hải Quan Hà Tây “say xỉn” va chạm giao thông và gây rối tại cổng đại sứ quán Mỹ. Theo Giáo sư biện pháp này có hạn chế được tình trạng trên không?

Quan điểm của tôi, xin nói lại, đây là chuyện của toàn dân chứ không phải của riêng cán bộ, công chức. Bất kể là ai vi phạm pháp luật đều cần phải xét xử nghiêm minh theo luật định. Cán bộ, công chức, đảng viên càng cần gương mẫu hơn vì vậy ngoài hình phạt chung theo luật định còn cần bị khiển trách tùy theo các mức độ khác nhau theo quy định của cơ quan, đoàn thể.

Lâu nay nếu kiểm tra nghiêm túc hơi cồn của những người bước ra từ các quán nhậu, quán bia mà vẫn tiếp tục tham gia giao thông thì chắc là số bị phạt sẽ đông lắm (!) Nếu cảnh sát giao thông không đút túi tiền phạt thì Nhà nước sẽ thu được một khoản tiền không nhỏ để phục vụ cho việc nâng cấp hạ tầng giao thông.

Nếu Giáo sư là thủ trưởng cơ quan, ông sẽ làm thế nào để thực thi được “lệnh cấm” này?

Theo tôi thì không nên có lệnh cấm này, vì như vậy có nghĩa là người ngoài cơ quan có quyền sử dụng rượu bia quá nồng độ quy định hay sao? Cần xử lý nghiêm minh theo quy định một cách rộng khắp và thường xuyên (đi kèm với việc đầu tư đầy đủ trang bị thử hơi cồn cho cảnh sát giao thông) để chấm dứt tình trạng tai nạn giao thông liên quan đến bia rượu.

Còn đối với cán bộ, công chức, đảng viên thì ngoài việc giáo dục trách nhiệm gương mẫu, chỉ cần bổ sung rõ hơn các hình thức kỷ luật tương xứng khi vi phạm pháp luật (đối với bất kỳ loại vi phạm nào).

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Văn Cường (thực hiện)
 

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.