Không đủ 5m2 không được tạm trú ?

Phải đảm bảo 5m2 sàn/ người mới được đăng ký tạm trú, thường trú  tại Hà Nội và TP HCM được nêu tại NĐ 64/CP đã “nóng” lên với người dân vì tính không khả thi của quy định.

Phải đảm bảo 5m2 sàn/ người mới được đăng ký tạm trú, thường trú  tại Hà Nội và TP HCM được nêu tại NĐ 64/CP đã “nóng” lên với người dân vì tính không khả thi của quy định.

Sinh viên, lao động nghèo: chỉ có nước về quê

Với đối tượng đăng ký thường trú xem ra với qui định này họ vẫn có thể “lách” bằng nhiều cách như: tìm người quen có nhà rộng hoặc tìm nhà thuê rộng hơn. Sau khi nhập hộ khẩu xong thì tùy túi tiền mà tự do ở rộng hay hẹp. Nhưng đối tượng là người lao động tự do, bán hàng rong, sinh viên nghèo thì với qui định này họ chỉ còn nước về quê.

Phạm Viết Huy quê Nghệ An, sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân nói: Hiện em ở chung với 2 bạn phòng rộng 10m2 với giá 900 ngàn đồng/ tháng. Mỗi người một tháng phải trả 300 ngàn, cùng với những chi phí khác cũng đã vất vả rồi. Nếu qui định 5m2 sàn/người thì phải xin thêm gia đình tiền đề đi thuê chỗ rộng hơn, trong khi nhu cầu của bọn em không cần ở rộng mà giá thuê ngày càng đắt”. Chị Hoàng Thanh Miến, công nhân Khu công nghiệp Thăng Long cho biết, nếu qui định phải thuê 5m2 sàn thì bọn em chỉ có nước về quê vì lương bọn em thấp, phải thuê càng nhiều người ở càng rẻ.

b
Sinh viên sẽ gặp khó khi quy định "thuê nhà" được thực hiện

Đó là người đi thuê, người có nhà cho thuê cũng không vì vậy mà vui mừng. Bác Trần Thị Minh, có nhà cho thuê ở đường Nguyễn Khánh Toàn -Cầu Giấy nói: “Tôi cho thuê nhà bao nhiêu năm nay, sinh viên vẫn ở chung 2-4 đứa một căn phòng 12m2. Chúng nó đi học, đi làm cả ngày, tối về ngả lưng tý. Nếu bây giờ tạm trú phải đảm 5m2 sàn, chúng tôi cho thuê giá vẫn thế, nhưng khổ chúng nó phải đi tìm nơi khác ở. Hoặc có đứa nó sẽ nó không đi đăng ký tạm trú, công an phát hiện lại phạt chủ nhà. Nói gì chứ trong ký túc xá các trường cũng có đảm bảo được 5m2 sàn/ người đâu?”.

Nhận xét về qui định mới này, Luật sư Đỗ Trọng Hải, VP Luật sư Bizlink cho rằng: Qui định này là thiếu tực tế,  người dân bức xúc là đương nhiên. Thứ nhất, mục đích của qui định là nhằm đảm bảo môi trường sống tốt hơn, đảm bảo sức khỏe để tái sản xuất sức lao động nhưng tại sao chỉ qui định đối với nhà cho thuê, mượn, ở nhờ, mà không áp dụng đối với nhà thuộc sở hữu của cá nhân. Thứ hai, sinh viên nghèo thuê chung ở với nhau, bây giờ bắt thuê rộng hơn, đảm bảo diện tích tối thiểu mà không hề có chính sách gì hỗ trợ cho sinh viên đảm bảo thuê được diện tích tối thiểu.

Mặt khác, công nhân cũng không thể thuê nhà rộng khi lương họ thấp. Người bị ảnh hưởng sẽ là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.  Chừng nào có chính sách hỗ trợ vật chất cho sinh viên nghèo, người lao động nghèo thì hãy qui định như vậy. “Theo tôi, qui định này sẽ biến mọi cái thành hình thức, không cần thiết và không có căn cứ, tạo sự vòng vèo, tiêu cực trong quá trình đăng ký tạm trú, thường trú”, Luật sư Hải nói.
`
Công an: Tiếc vì vướng mắc chưa được gỡ

Qua trao đổi với một số cán bộ làm công tác quản lý hộ khẩu tại Hà Nội, ghi nhận của phóng viên là họ khá tiếc khi Nghị định sửa đổi, bổ sung lần này không gỡ một số vướng mắc khi triển khai Luật Cư trú.

Mặc dầu qui định mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp, nhưng thực tế vẫn rất nhiều trường hợp tồn tại hai hộ khẩu thường trú. Đó là vì thủ tục đăng ký - xóa hộ khẩu hiện nay còn bất cập.

Theo qui trình hiện nay, khi đăng ký hộ khẩu, cơ quan CA nơi đăng ký mới phải có thông báo gửi về cơ quan CA nơi cắt xóa hộ khẩu, tiếp đến cơ quan CA nơi cũ lại viết giấy mời gia đình đến để làm thủ tục xóa hộ khẩu. “Thủ tục này mất khá nhiều thời gian của cơ quan CA nơi đăng ký mới, lại dễ bị thất lạc giấy tờ, người dân đi lại nhiều lần khiến tình trạng một người hai hộ khẩu vẫn tồn tại.  CA một số quận đã kiến nghị nhiều lần,  nên đồng thời CA nơi cắt xóa luôn, không cần chờ nơi mới báo lại, vì thực tế nếu không đủ điều kiện nhập hộ khẩu mới, dù đã cắt rồi, người dân vẫn có thể quay về địa phương nhập lại. Những trường hợp này chỉ chiếm rất ít. Cứ trường hợp nào nhập hộ khẩu CA cũng phải kèm môt bộ hồ sơ gửi về địa phương, vất vả mà không hiệu quả”, bà Trương Thị Hậu – Đội phó Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an quận Thanh Xuân cho biết.

Một vướng mắc khác là trường hợp dính qui hoạch vẫn bị treo hộ khẩu. Như địa bàn quận Thanh Xuân hiện có hàng trăm hộ chưa được nhập hộ khẩu vì đất đã có quyết đinh thu hồi từ năm 1982, nhưng dự án không biết có tiếp tục hay không?. Đây là nhu cầu chính đáng của dân, phải gỡ cho họ, không thể căn cứ vào quyết định thu hồi đất để treo hộ khẩu của họ. Có thể là khi có biên bản thỏa thuận di dời, đền bù xong giữa dự án và người dân thì khi đó mới không giải quyết việc đăng ký họ khẩu, còn qui hoạch treo mà treo luôn cả hộ khẩu là không thỏa đáng. “Tôi tiếc lần này Nghị định chưa gỡ vướng mắc trên, khiến cả chúng tôi và người dân đều bí”- một cán bộ quản lý hộ khẩu cho hay.

Thanh Quý

Tin cùng chuyên mục

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Đọc thêm

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).