Khi nữ cầu thủ về với đời thường…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bóng đá nữ."
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bóng đá nữ."
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không phải nữ cầu thủ nào khi chọn sự nghiệp quần đùi áo số đều thành công, có nhiều người vì đam mê lựa chọn rồi cũng lặng thầm sống với niềm đam mê trong đơn côi.

Chuyện của Quỳnh

Hoàng Quỳnh đã từ giã bóng đá cách đây gần 10 năm. Bây giờ cô chỉ còn làm công tác huấn luyện cho các trường dạy bóng đá cộng đồng và huấn luyện tại các phòng tập gym tại Hà Nội. Công việc chiếm hết hết thời gian nghỉ ngơi của cô sau khi nhận được tấm bằng huấn luyện viên bóng đá.

“Công việc huấn luyện viên bóng đá, rồi tập gym đã chiếm hết thời gian rảnh của tôi. Tôi làm việc vì muốn hỗ trợ thêm cho gia đình ở quê và muốn có một cuộc sống tốt hơn sau khi giã từ sự nghiệp”, Quỳnh cho biết.

Hoàng Quỳnh sinh năm 1988, tại Tân Kỳ, Nghệ An. Cô đam mê bóng đá từ nhỏ, nhưng việc con gái chơi bóng đá hồi đó vẫn có cái nhìn kỳ thị, ít được nhiều người cổ vũ. “Nếu không vì đam mê em không theo nổi sự nghiệp. Trong gia đình ai cũng phản đối em chơi bóng đá. Thực sự, hồi em đi tập luyện, chơi bóng rất khổ. Tiền lương thấp, ăn uống kham khổ, trong khi phải tập luyện nặng nhọc. Tình yêu với trái bóng đã cho em nhiều trải nghiệm vui, buồn, nhưng em nghĩ nếu em không theo nghiệp bóng đá em đã không có sự nghiệp như bây giờ. Nó đúng đam mê của em” – Quỳnh tâm sự.

Quỳnh nhớ lại những ngày đầu của cô gái quê từ miền núi Nghệ An ra Hà Nội tập luyện thi đấu cho CLB Hà Nội vào năm 2007: “Đó là quãng thời gian quá khó khăn. Lương thấp, các chế độ hầu như không có gì. Một ngày ăn của tụi em bằng chế độ ăn sáng của CLB Nam của Hà Nội lúc đó, nhiều khi các cầu thủ nam không ăn, suất ăn đó chuyển sang cho tụi em ăn”.

Khó khăn nhưng không từ bỏ. Quỳnh đã cùng CLB Hà Nội giành được nhiều giải thưởng quan trọng như: Huy chương Đồng năm 2007 tại giải VĐQG; Năm 2008 và 2009 và 2011 Huy chương Vàng giải VĐQG; Năm 2010 Huy chương Vàng giải Đại hội TDTT toàn quốc. Sau này Quỳnh được gọi tập trung cho đội tuyển Futsal nữ quốc gia.

Bây giờ giải nghệ, nhưng cái máu đá bóng thì vẫn còn. Thỉnh thoảng Quỳnh vẫn lập đội thi đấu với các đội lão tướng, đội nam trẻ… “Công tác huấn luyện các đội trẻ bây giờ khiến em rất vui vì mình tiếp tục được theo đuổi sự nghiệp bóng đá. Em vẫn tiếp tục trụ lại Thủ đô để theo đuổi đam mê và kiếm tiền trợ giúp bố mẹ. Cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng tốt hơn rất nhiều những ngày đầu ra Thủ đô chơi bóng đá” - Quỳnh vui vẻ cho biết.

Tuyển thủ quốc gia lo chuyện tương lai

Với tấm bằng huấn luyện viên, Quỳnh đã tự tin với một công việc tốt mà sau khi từ giã thi đấu đã tính đến chuyện học tập. Đó cũng là lựa chọn mà từ thế hệ đầu tiên của đàn chị Bùi Thị Hiền Lương, hiện đang là chuyên viên bộ môn Bóng đá, trực thuộc Tổng cục TDTT cho tới Mỹ Oanh, Ngọc Mai, Bích Hạnh, Thúy Nga và sau này là Kim Chi, Văn Thị Thanh, Mai Lan, Đào Thị Miện, Ngọc Châm…, lúc nghỉ thi đấu đồng thời cũng là thời điểm họ khởi nghiệp huấn luyện của mình.

Nếu những ai đã theo dõi lượt đi giải bóng đá nữ VĐQG 2011 thì chắc chắn chẳng còn lạ gì với hình ảnh một Văn Thị Thanh vừa thi đấu lại vừa cầm sa bàn, chỉ đạo các cầu thủ trẻ Phong Phú Hà Nam. Nhưng Quả bóng vàng nữ Việt Nam năm 2003 không phải là trường hợp huấn luyện viên nữ đầu tiên và có lẽ cũng chưa phải là trường hợp cuối cùng. Với những nữ cầu thủ đã và đang dần nghỉ thi đấu chuyển sang huấn luyện hoặc làm các công việc khác thì được như Văn Thị Thanh vẫn là một niềm mơ ước.

Tuyết Dung có thể xem là một trường hợp may mắn. Nữ tuyển thủ này từng được quốc tế chú ý vì thành tích ghi 2 bàn từ chấm phạt góc, bằng 2 chân, mang về chiến thắng ngoạn mục cho tuyển nữ Việt Nam, lọt vào World Cup 2023. Hiện tại cô có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho tương lai. Dung từng bỏ cơ hội xuất ngoại vì thuộc biên chế của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam. Hiện tại, Tuyết Dung đang vừa làm vận động viên, vừa làm huấn luyện viên đội trẻ.

Đội trưởng tuyển nữ Việt Nam Huỳnh Như không chỉ là "cây săn bàn" trên sân cỏ mà còn bà chủ thương hiệu "Nàng 9 dừa sáp Trà Vinh". Trên trang cá nhân của Huỳnh Như, rất nhiều lần tiền đạo của câu lạc bộ TP HCM I đăng tải những hình ảnh liên quan đến sản phẩm và trực tiếp bán hàng. Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận vì mới hoạt động và phải đi thi đấu nhiều nên chưa thực sự chăm chút cho quán.

Bán hàng online cũng là lựa chọn để kiếm thêm thu nhập của không ít những nữ tuyển thủ như Thái Thị Thảo hay trước đây là Nguyễn Thị Xuyến. Cũng có mặt trong hành trình kỳ tích của tuyển nữ Việt Nam, huấn luyện viên thủ môn Nguyễn Thị Kim Hồng từng phải đẩy xe bán bánh mì dạo.

Và còn xa hơn nữa là những câu chuyện khi có cựu tuyển thủ quốc gia phải phụ gia đình sửa xe, bán mỹ phẩm... khiến nhiều người phải xót xa.

Câu chuyện đời buồn vui của những nữ cầu thủ cũng là một hành trình dài của bóng đá nữ Việt Nam. (ảnh minh họa)

Câu chuyện đời buồn vui của những nữ cầu thủ cũng là một hành trình dài của bóng đá nữ Việt Nam. (ảnh minh họa)

Thế hệ ban đầu của bóng đá nữ giờ ra sao?

Còn nhớ, năm 2010, dù vẫn còn đang sung sức, đủ thể lực để thi đấu (sinh năm 1985) nhưng Văn Thị Thanh đã báo cáo, xin phép lãnh đạo VFF thôi tập trung ĐTQG để chuyên tâm vào việc hoàn tất khóa học của mình tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Thời điểm đó, nhiều người tiếc cho Văn Thị Thanh, tiếc cho bóng đá nữ Việt Nam, bản thân huấn luyện viên Trần Vân Phát cũng vẫn muốn sử dụng cô cho một vài giải đấu nữa của ĐT, làm nòng cốt cho đội trong giai đoạn trẻ hóa lực lượng. Nhưng nguyện vọng cầu thủ như thế, không chỉ ông thầy người Trung Quốc mà lãnh đạo VFF cũng buộc phải tôn trọng, vì đấy là yêu cầu chính đáng chứ không thể ngăn cản được.

Sau khi có tấm bằng cử nhân Đại học TDTT ở trong tay, từ vị trí HLV đội U19, cô được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng đội một Phong Phú Hà Nam thi đấu tại giải bóng đá nữ VĐQG 2011 và đã giành ngôi á quân lượt đi, sau Hà Nội Tràng An 1. So với các đồng đội cùng trang lứa như Đào Thị Miện, Ngọc Châm, Mai Lan, Kim Chi thì Văn Thị Thanh có phần may mắn hơn khi cô nhanh chóng được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng đội một, được trao cho mình quyền tự quyết.

Mai Lan, Bùi Thị Tuyết giống như tất cả các cầu thủ bóng đá nữ Than khoáng sản Việt Nam từ trước đến nay, tức là sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu đều được tuyển vào làm công nhân của Công ty tuyển than Cửa Ông.

Có biên chế làm công nhân nhưng công việc hàng ngày của họ không hẳn là gắn bó với máy móc làm công nhân xúc than hay các công việc tương tự như vậy. Hoặc được tiếp tục giao nhiệm vụ làm những công việc bên đội bóng, hoặc làm công nhân ở khu vực cầu Cảng, thu nhập tối thiểu cũng từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng, nhưng một năm vẫn tập trung tập luyện bóng đá từ 1 đến 2 tháng để tham gia giải phong trào toàn Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, đó là kịch bản chung với các nữ cầu thủ Than khoáng sản Việt Nam sau khi chia tay sân cỏ.

Không những có công việc ổn định cho bản thân, chồng của Hoài Thu hay Bùi Thị Tuyết cũng được tuyển vào làm công nhân của Công ty tuyển than Cửa Ông. Có công việc, có thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình, đó là những giấc mơ nhỏ nhoi nhưng cũng rất thực tế mà cầu thủ nữ nào cũng mong muốn nhưng không phải ở địa phương nào, đội bóng nào cũng có cùng chung một kịch bản như vậy.

Hà Nam thì chỉ có một mình Văn Thị Thanh, còn các đồng đội cùng thời khác của cô như Hải Sâm, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thanh Huyền, Vũ Thị Ánh, Nguyễn Lệ Thủy, Khánh Thu, Thúy Hà, Chu Thị Lương… thì giờ ít người được biết đến. Với những cầu thủ đến từ địa phương xa xôi hơn nữa là Thái Nguyên như Vũ Thị Hậu hay Âu Thị Thu Quế thì lúc nghỉ thi đấu đồng thời cũng là lúc họ phải chật vật lo cho cuộc sống của mình.

Còn hàng loạt cầu thủ khác dù đã nghỉ thi đấu khá lâu, có vị trí công tác mới ổn định nhưng vẫn sớm hôm đi về lẻ bóng. Những người hâm mộ bóng đá nữ Việt Nam chắc hẳn vẫn còn nhớ đến thủ môn Kim Hồng, tiền đạo Lưu Ngọc Mai, Phùng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hà, Bích Hạnh, Thúy Nga, Hồng Phúc, Bùi Tuyết Mai, Mai Lan cùng hàng loạt các cầu thủ khác…

Câu chuyện buồn vui của họ cũng là một hành trình dài của bóng đá nữ. Có được thành tích như hôm nay là những hy sinh, khổ luyện của thế hệ đi đầu. Và đâu đó, vẫn còn nhưng cô gái đam mê trái bóng, cống hiến hết mình đang sống với niềm đam mê cháy bỏng trong âm thầm. Đó vẫn là điều day dứt…

Trong buổi gặp gỡ các thành viên Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia sau khi lọt vào World Cup 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bóng đá nữ. Và hôm nay, tôi rất vui vì trực tiếp được nghe những lời chia sẻ, đề xuất, kiến nghị của huấn luyện viên trưởng, của cầu thủ, của cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Về việc này, tôi đề nghị, các cơ quan chức năng liên quan, trong đó có vai trò quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện các chính sách phù hợp, đồng bộ nhằm phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện, hỗ trợ để phát triển nền bóng đá nói chung và bóng đá nữ nói riêng. Ban hành chính sách để phát triển bền vững, đẩy mạnh bóng đá phong trào, bóng đá trường học, tăng cường đào tạo tài năng trẻ tại các câu lạc bộ, các địa phương. Và tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm, Bộ cần phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất chính sách chung để phát triển và quan tâm đến các vận động viên các môn thể thao thi đấu không phải là môn thể thao đỉnh cao để đảm bảo điều kiện luyện tập, chế độ đãi ngộ, việc làm với vận động viên, đặc biệt sau khi giải nghệ…”.

Đọc thêm

Thể thao Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 33

Điền kinh tiếp tục là môn thể thao được kỳ vọng đem về nhiều HCV cho TTVN. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao là: “Duy trì trong tốp 3 tại các kỳ SEA Games và trong tốp 20 tại các kỳ ASIAD; trong đó phấn đấu đạt từ 5 đến 7 HCV tại các kỳ ASIAD, có huy chương tại các kỳ Olympic”.

Cư dân mạng nói gì về "bàn thắng đẹp mặt" và giải thưởng của cầu thủ Supachok?

Supachok bị chỉ trích khi ghi bàn thắng "xấu xí" vào lưới đội tuyển Việt Nam (Ảnh: FAT).

(PLVN) - Bàn thắng không "fair-play" của Supachok Đội tuyển Thái Lan vào lưới Việt Nam vừa giành giải thưởng Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Trớ trêu thay khi những lượt bình chọn cho bàn thắng này lại đến từ các cổ động viên của Đội tuyển Việt Nam.Giải thưởng này liệu có phải "sự tôn vinh" cho Supachok?

Sự lịch thiệp của Madam Pang

Bà Madam Pang động viên đội tuyển Thái Lan sau trận chung kết AFF Cup (Ảnh FAT)
(PLVN) - Bà Nualphan “Pang” Lamsam, còn được biết đến với biệt danh "Madam Pang" - Vị Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) đã có những cư xử đẹp sau trận chung kết AFF Cup 2024.  Bà được nhận xét: "đẹp lịch sự từ cốt cách"

Xuân Son - nơi trái tim thuộc về

Xuân Son hôn lên màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam (Ảnh TXNĐ)
(PLVN) - Có những điều làm nên giá trị của con người không nằm ở nơi khởi đầu, mà ở nơi họ quyết định gửi gắm lý tưởng và sống hết mình. Sinh ra trên đất Brazil xa xôi, Xuân Son đã không để nơi sinh ra đóng khung số phận mình. Anh chọn Việt Nam - một mảnh đất không chỉ là nơi đến, mà còn là nơi thuộc về.

Chấn thương của Nguyễn Xuân Son - Người hùng có bị lãng quên?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chúc mừng tuyển thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ảnh: Trần Minh
(PLVN) - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam đã gặp phải một chấn thương nặng trong trận đấu với Đội tuyển Thái Lan khiến anh sẽ phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài. Giống như nhiều trường hợp tương tự trước đó, liệu rằng “Người hùng AFF Cup” Nguyễn Xuân Son có thể lấy lại phong độ ghi bàn hay sẽ sớm lụi tàn do hệ quả chấn thương để lại?

Tặng Huân chương Lao động cho tuyển Việt Nam và 6 cầu thủ

Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: VGP).
Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình chinh phục ngôi vương khu vực với kỷ lục 7 trận thắng, 1 trận hòa, ghi 21 bàn thắng - thành tích tốt nhất lịch sử giải đấu.