Chặt rừng phòng hộ để hút titan; khoan vào… “âm phủ” để tìm vàng, tìm sắt và tận thu than… là hình ảnh thường thấy tại các địa phương giàu tài nguyên. Ích lợi thu được từ hoạt động khai khoáng rõ là rất to lớn, song hậu quả của nó cũng không hề nhỏ. Vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (Nghệ An), bục nước hầm lò ở Quảng Ninh hay sạt lở đất tại bãi thải mỏ than Phấn Mễ (Thái Nguyên) mới đây… là những ví dụ nhãn tiền.
Hiện trường vụ việc ở mỏ than Phấn Mễ |
Để sản xuất 1 tấn than cần bóc tách 8-10 m3 đất, thải ra từ 1-3 mét khối nước thải mỏ. Riêng năm 2006, các mỏ của TKV thải vào môi trường khoảng 182,6 triệu mét khối đất, đá. Đó là nguyên nhân khiến Quảng Ninh là địa phương duy nhất có nhiều "núi chết" cao tới cả trăm mét. |
Không quá ồn ào như miền Trung, chuyện khai thác “vàng đen” tại vùng mỏ Quảng Ninh kéo dài cả trăm năm nay nên không khó để nhận ra tính hai mặt của hoạt động khai khoáng. Thử nhìn vào sản lượng khai thác hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) thì thấy, có thời điểm mỗi năm, ngành này đã cho ra môi trường cả trăm triệu mét khối chất thải rắn (đất, đá).
Đó là nguyên nhân khiến tỉnh này là địa phương duy nhất có nhiều "núi chết" cao tới trăm mét, tồn tại hàng chục năm, không một loại cây cối nào sống nổi, đủ để trở thành mối đe dọa về sạt lở, vùi lấp sông suối, công trình và tính mạng người dân như ở khu vực Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...
• GS.TS Trần Mạnh Xuân - Hội Khoa học Mỏ Vi Phải xem xét một cách bình tĩnh Khai thác khoáng sản có một thời kỳ diễn ra quá “nóng” từ than, sắt đến titan… nên giờ là lúc, chúng ta phải bình tĩnh để xem xét lại. Trên thế giới, một số nước phát triển như Đức, Nhật… người ta đã tạm dừng khai thác từ lâu vì họ nhận thấy trước những mặt trái của nó. Việt Nam - một nước đang phát triển, công nghiệp khai khoáng đóng góp khá lớn cho nền kinh tế nên không thể không khai thác. Tôi ví dụ nếu ngừng khai thác than thì không có nguồn cung nhiên liệu để phục vụ một số ngành công nghiệp khác hoạt động. Tuy nhiên, nếu cứ làm mạnh như mấy năm trước, thì cũng sinh ra không ít chuyện phải bàn, như: ô nhiễm nước, không khí, thiếu bãi thải… đe dọa đến môi trường sống và tính mạng của người dân… Vì vậy, cần phải tính toán lại lúc nào thì khai thác trong nước, lúc nào thì nhập khẩu. • Ông Hoàng Việt Dũng- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Quảng Ninh: Kè chân, cắt tầng cho bãi thải Quảng Ninh là nơi có nhiều mỏ than nên yếu tố môi trường rất được quan tâm. Gần đây, các đợn vị thuộc Tập đoàn TKV cũng đã chú trọng vấn đề này. Cụ thể, số tiền mà các DN ký quỹ để khôi phục bảo vệ môi trường trong năm nay lên tới gần 140 tỷ đồng. Việc xử lý môi trường đối với khai thác than chủ yếu là xử nguồn nước và bãi thải đất, đá sau khai thác. Thông thường, các DN phải xử lý bãi thải theo đúng quy định - đó là phải kè chân, cắt tầng trên bãi thải sau đó phải cho trồng cây ngay để chống sạt lở. Quảng Ninh có những bãi thải rất lớn như Nam Đèo Nai, Nam Lộ Phong (có từ Pháp) đã được xử lý khá triệt để theo những giải pháp vừa nêu nên chưa xảy ra sự những sự cố nào đáng tiếc như sự việc ở bãi thải số 3 của mỏ than Phấn Mễ (Thái Nguyên). • ÔNG TRẦN XUÂN HƯỜNG - CHỦ TỊCH HỘI ĐỊA CHẤT KINH TẾ VIỆT NAM: Không nên khai thác bằng mọi giá Hoạt động khai thác vàng sa khoáng ở các tỉnh Quảng Nam, Bắc Kạn... từng gây nhiều nhức nhối trong dư luận. Vì vậy, năm ngoái, Nhà nước đã có chủ trương tạm dừng cấp phép khoáng sản nói chung để điều chỉnh mà trước trước tiên là các quy định của pháp luật. Thực tế này dù có ảnh hưởng đến hoạt động của DN khoáng sản nhưng theo tôi là cần thiết vì nó giúp bảo vệ được những lợi ích lâu dài của quốc gia. Vẫn biết nguồn lợi thu được từ lòng đất là lớn, nhưng rất hữu hạn vì thế, không thể bất chấp để khai thác bằng mọi giá. Quy định mới về “đấu giá quyền khai thác khoáng sản” theo tôi là rất tiến bộ vì giải pháp này sẽ chọn được những đơn vị có đủ điều kiện, làm ăn bài bản để “chọn mặt gửi vàng” hơn là cấp phép tràn làn như trước. • Ông Nguyễn Văn Thống - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Trung: Thấy sai nhưng không thể phạt Theo dõi hoạt động khoáng sản tại 10 tỉnh, thành phố ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chúng tôi thấy có nhiều cái mắc chẳng hạn nhiều khi biết rõ một đơn vị làm sai nhưng muốn kiểm tra ngay để xử lý nhưng không được vì phải làm công văn xin phép, chờ quyết định đồng ý từ cấp trên ở Hà Nội, chờ kinh phí thực hiện nên việc thanh, kiểm tra ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, do địa bàn rộng, nguồn kinh phí hoạt động có hạn, lực lượng lại mỏng nên việc kiểm tra còn hạn chế, không được thường xuyên. Ngoài ra, ở một số địa phương, lực lượng quản lý lĩnh vực này không có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nên nhiều khi khó phối hợp với chúng tôi trong phát hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Thực tế, nếu phát hiện có hành vi khai thác vàng, ti tan trái phép, chúng tôi chỉ biết ban hành văn bản yêu cầu chính quyền địa phương ở các tỉnh đó truy quét, giải tỏa. |
T.Anh- T.Quý- P.Hung