Theo Reuters, vào ngày 26/10, các điểm bỏ phiếu bầu lại Tổng thống Kenya chính thức mở cửa chào đón người dân quốc gia Đông Phi này đi thực hiện quyền công dân của mình lần thứ hai trong vòng 2 tháng qua. Tuy nhiên, ở 4 tỉnh gồm Homa Bay, Kisumu, Migori và Siaya ở miền Đông Kenya bị hoãn đến ngày 28/10 vì bạo động.
Bạo lực đã bùng phát giữa cảnh sát và người biểu tình cố tìm cách phong tỏa cuộc bỏ phiếu vốn bị thủ lĩnh phe đối lập Raila Odinga tẩy chay, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng, trong đó có 1 thanh niên 18 tuổi và hơn 20 người bị thương. Như vậy, số người thiệt mạng kể từ cuộc bầu cử gây tranh cãi ngày 8/8 vừa qua, đến nay đã lên tới ít nhất 43 người.
Trong 4 tỉnh, phía tây Kisumu và khu nhà ổ chuột Kibera của thủ đô Nairobi là nơi bạo động diễn ra mạnh mẽ nhất bởi đây là pháo đài của phe đối lập Raila Odinga. Những người ủng hộ ông Uhuru Kenyatta đã ném đá vào những nơi này từ đó diễn ra các cuộc đụng độ. Cảnh sát đã phải sử dụng súng và hơi bay để giải tán bạo loạn giữa hai bên.
Được biết, theo kết quả bầu cử ngày 8/8, Tổng thống đương nhiệm Uhuru Kenyatta giành được 54,27% số phiếu ủng hộ, trong khi ông Odinga nhận được 44,74% số phiếu. Nhưng kết quả bầu cử bị tòa án tối cao bác bỏ vì cho rằng có “những bất thường và bất hợp pháp”.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Kenya xảy ra sự việc tòa án hủy kết quả bầu cử. Dù không đồng ý kết luận của Tòa, ông Uhuru Kenyatta đã kêu gọi người dân Kenya tiếp tục đi bầu và giữ hòa bình. Tuy nhiên, ứng cử viên đối lập Raila Odinga lại kêu gọi người ủng hộ ở nhà, tẩy chay cuộc bầu cử.
Trước đó, lãnh đạo NASA Raila Odinga tuyên bố rút khỏi cuộc bầu cử lại với lý do Ủy ban Bầu cử độc lập (IEBC) chưa thực hiện các biện pháp cải cách đảm bảo loại bỏ triệt để những sai phạm từng mắc phải trong cuộc bầu cử lần trước. Là đối thủ chính của Tổng thống đương nhiệm Uhuru Kenyatta, việc ông Odinga rút lui đã đảm bảo phần thắng thuộc về ông Kenyatta nhưng cũng là tiền đề cho những cuộc chiến pháp lý dai dẳng trong tương lai, đẩy đất nước vào tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, giới phân tích cho biết việc Tòa án Tối cao bác chiến thắng của ông Kenyatta trong cuộc bầu cử vừa qua một lần nữa đã mở ra một cơ hội cho sự nghiệp chính trị của ông Odinga.
Tuần trước Tổng Thư ký LHQ Chebu Kati đã đưa ra cảnh báo, ông không có niềm tin rằng cuộc bầu cử ở Kenya sẽ diễn ra tự do, công bằng và hòa bình. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo chính trị chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực và kêu gọi ông Odinga và Kenyatta nên gặp mặt và thảo luận về những khác biệt của nhau. Tuy nhiên, ông Raila Odinga đang dẫn đầu một phong trào chống lại cái mà ông gọi là chủ nghĩa độc tài. Trong khi đó, người ủng hộ Tổng thống Kenyatta kêu gọi ông hãy trở thành một “nhà độc tài nhân từ”.
Hai nhà lãnh đạo đều không đồng ý gặp nhau và giải quyết những vấn đề chính trị của đôi bên. Cuộc bầu cử lại trong tuần qua tuy không bị hoãn nhưng cuộc đấu tranh chính trị giữa hai Odinga và Kenyatta đã leo thang kể từ khi đất nước giành được độc lập.