Huawei: Bảo mật dữ liệu là yếu tố then chốt tạo nên một nền kinh tế số thịnh vượng

Ông Li Hai - Giám đốc An ninh Bảo mật, Ban Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại sự kiện
Ông Li Hai - Giám đốc An ninh Bảo mật, Ban Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại sự kiện
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Hội thảo và triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng 2023 (Vietnam Security Summit 2023), ông Li Hai - Giám đốc An ninh Bảo mật, Ban Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề “Bảo mật dữ liệu cho nền kinh tế số thịnh vượng”.

Vietnam Security Summit 2023 là sự kiện thường niên lớn nhất về lĩnh vực an toàn thông tin, do Bộ Thông tin & Truyền thông chủ trì và Cục An toàn Thông tin tổ chức vào ngày 02/06/2023 tại Khách sạn Sheraton, TP HCM. Trở lại với lần thứ 5 được tổ chức, sự kiện đã thu hút hơn 40 diễn giả và hơn 800 các nhà lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành, các đối tác và khách mời tham gia thảo luận về các chủ đề đang được quan tâm hiện nay như: Bảo mật Đám mây, An toàn Dữ liệu số, Bảo vệ ứng dụng và an toàn dữ liệu, Nhận dạng và Quản lý truy cập,… Với chủ đề “An toàn Dữ liệu: Bảo vệ Tài nguyên số Quốc gia”, Vietnam Security Summit 2023 bao gồm 01 Phiên Toàn thể, 03 Phiên Hội thảo và 01 Triển lãm Quốc tế.

Ông Li Hai - Giám đốc An ninh Bảo mật, Ban Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei Châu Á - Thái Bình Dương đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề “Bảo mật dữ liệu cho nền kinh tế số thịnh vượng” tại phiên hội thảo chuyên đề 3. Với 16 năm kinh nghiệm trong ngành ICT và làm việc tại Huawei, ông chia sẻ am hiểu sâu rộng về lĩnh vực dữ liệu, cũng như mang đến bức tranh toàn diện về các chiến lược và giải pháp phòng ngừa, ứng phó với những rủi ro tiềm ẩn trong không gian mạng hiện nay.

“Trong bối cảnh chuyển đổi số, bên cạnh việc đẩy mạnh sự phát triển và ứng dụng các công nghệ viễn thông, giải pháp khoa học vào đa ngành, đa lĩnh vực, vấn đề bảo mật dữ liệu và an toàn thông tin cũng là một yếu tố then chốt để tạo nên một nền kinh tế số thịnh vượng. Đây không chỉ là vấn đề riêng của mỗi doanh nghiệp, mà còn là vấn đề chung của quốc gia”, ông Li Hai nhấn mạnh: “Là thành viên chủ chốt và đối tác tích cực của hàng loạt tổ chức uy tín về an ninh mạng, Huawei sẽ đồng hành cùng chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, trao đổi và chia sẻ các giải pháp an ninh mạng toàn diện, hỗ trợ cho quá trình chuyển số diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.”

Giải phóng giá trị của dữ liệu đáng tin cậy

Cách mạng công nghiệp mới sánh đôi với các cuộc cách mạng năng lượng và khử cacbon, cách mạng chuyển đổi số… đều đang đưa chúng ta đến gần hơn với một thế giới thông minh. Trên toàn cầu, hơn 170 quốc gia đã đề ra các chiến lược kỹ thuật số, thúc đẩy phát triển các bộ quy tắc và tiêu chuẩn quản lý an ninh mạng.

Ông Li Hai đã kể câu chuyện xảy ra ở nhiều quốc gia đang chuẩn bị cho nền kinh tế số. Chẳng hạn, Anh Quốc đẩy nhanh chiến lược kỹ thuật số biến đất nước này trở thành nơi sở hữu cơ sở hạ tầng và an ninh mạng đẳng cấp thế giới, đáp ứng tốt nhất cho ngành công nghiệp kỹ thuật số và đi đầu trong chuyển đổi số các dịch vụ công. Trong khi đó, Nga đã thông qua Chương trình kinh tế số quốc gia với nhiều quy định, luật liên bang về bảo mật thông tin, luật bản địa hóa dữ liệu…; và Trung Quốc xây dựng luật an ninh mạng, luật an ninh dữ liệu để theo đuổi Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và Tầm nhìn 2035.

Bảo mật dữ liệu mạng cũng trở thành tâm điểm của các tổ chức trên toàn cầu. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa khái niệm "Cộng đồng chia sẻ tương lai chung cho nhân loại trong Không gian mạng" vào nghị quyết "Phát triển trong lĩnh vực thông tin và viễn thông trong bối cảnh an ninh quốc tế" hồi tháng 11/2022. Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) cũng đưa ra Cơ sở Kiến thức An ninh mạng 5G toàn diện, nhằm giúp các bên liên quan xác định trách nhiệm và giảm thiểu rủi ro đối với từng mối đe dọa. Ngoài ra, GSMA cũng chuẩn hóa Chương trình Đảm bảo An ninh Thiết bị mạng (NESAS), gồm 20 hạng mục và sử dụng các bài kiểm tra bảo mật của 3GPP để đánh giá tính bảo mật của thiết bị mạng viễn thông trên toàn cầu.

Giữa bối cảnh niềm tin vào an ninh mạng trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu, đảm bảo an ninh mạng là mục tiêu chung giữa Huawei với khách hàng, các cơ quan giám sát và các bên liên quan. Huawei cho rằng, niềm tin này phải dựa trên thực tế có thể kiểm chứng được và các tiêu chuẩn chung. Do đó, Huawei đã hỗ trợ GSMA và 3GPP trong việc phát triển đánh giá bảo mật được tiêu chuẩn hóa toàn cầu. NESAS hiện được chấp nhận rộng rãi tại EU, Đức, Úc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia… như một đồng thuận trong ngành. Các thiết bị mạng lõi và không dây 5G của Huawei (gồm 5G RAN gNodeB, 5G Core UDG, UDM, UNC, UPCF) và LTE eNodeB đều vượt qua bài đánh giá NESAS của GSMA, và Huawei cũng đang kêu gọi toàn ngành áp dụng rộng rãi sáng kiến này.

Chương trình Đảm bảo An ninh Thiết bị mạng (NESAS) được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu

Chương trình Đảm bảo An ninh Thiết bị mạng (NESAS) được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu

Tăng tốc cải thiện hiệu quả quản trị an ninh mạng

Tháng 9/2022, Huawei đã công bố Sách trắng về Nền kinh tế ưu tiên kỹ thuật số (Digital First Economy) tại Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), thể hiện tầm nhìn về cách cơ sở hạ tầng và chính sách ICT trao quyền cho tăng trưởng kinh tế xanh, sáng tạo, bền vững và toàn diện. Ngoài ra, để các nhà hoạch định chính sách đánh giá tiến độ số hóa và cải thiện nền kinh tế số mỗi quốc gia, Huawei đã hợp tác với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC nghiên cứu để đưa ra các khuyến nghị về chính sách ICT và giới thiệu chỉ số DFE (Digital First Economy Index) đo lường liên tục mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Ông Li Hai khẳng định chỉ số DFE có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của APAC. Các nền kinh tế trong khu vực rất đa dạng, đa số đều ban hành chiến lược kỹ thuật số quốc gia và bắt đầu nắm bắt các công nghệ kỹ thuật số, song mức độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế số lại khác nhau. Hầu hết các quốc gia APAC chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa nước nào đạt được mức độ sẵn sàng cao nhất. Cải thiện chỉ số DFE sẽ tạo ra tác động cấp số nhân đối với tăng trưởng GDP: Tăng 1 điểm DFE tương quan với mức tăng trưởng 3% GDP.

Tại hội thảo chuyên đề, ông Li Hai cũng đưa ra khuyến nghị về các chính sách ICT đang được các Chính phủ triển khai. Đặc biệt là chính phủ định hướng xây dựng các chiến lược dữ liệu và an ninh mạng quốc gia, quy định về lưu trữ dữ liệu, bảo vệ chủ quyền dữ liệu và không gian mạng quốc gia. Trung Quốc là nước gần đây ứng dụng chính sách này sau khi thông báo thành lập một văn phòng quốc gia để quản lý các kho dữ liệu hồi tháng 03/2023, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao bằng công nghệ kỹ thuật số và dữ liệu.

Theo ông Li Hai, chính phủ cũng đóng vai trò chủ chốt để đẩy nhanh quá trình đám mây hóa, chuyển đổi số các cơ quan bộ và các hoạt động kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn trong các ngành khác nhau. Nhật Bản đang áp dụng chính sách này nhằm hiện thực hóa Sáng kiến Quốc gia Đô thị Nông thôn Kỹ thuật số đến 2030, nhằm chuyển đổi số song song giữa nông thôn và thành thị. Quốc gia này đặt mục tiêu hàng đầu là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trải dài đến mọi ngóc ngách đất nước trên 04 phương diện: cáp quang, cáp ngầm, trung tâm dữ liệu và 5G.

Tin cùng chuyên mục

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

(PLVN) -  Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.

Đọc thêm

Phú Mỹ đồng hành cùng lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Phú Mỹ đồng hành cùng lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
(PLVN) - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) – đơn vị sản xuất và kinh doanh Phân bón Phú Mỹ cho biết đơn vị hân hạnh đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với tư cách là nhà tài trợ với Danh vị Vàng, tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong việc đồng hành cùng bà con nông dân trồng cà phê và hỗ trợ ngành phát triển bền vững.

Khai trương MB Hậu Giang: Định hình tương lai ngân hàng số tại ĐBSCL

Khai trương MB Hậu Giang: Định hình tương lai ngân hàng số tại ĐBSCL
(PLVN) - Ngày 14/3, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương chi nhánh MB Hậu Giang, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược mở rộng mạng lưới tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tọa lạc tại Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Hậu Giang – vị trí sầm uất nhất thành phố Vị Thanh, MB Hậu Giang hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm tài chính hiện đại, tiện ích và tối ưu cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại địa phương.

CEO Phan Thị Mai - Nữ doanh nhân tiên phong trong ngành Thẩm mỹ và công tác thiện nguyện

CEO Phan Thị Mai - Nữ doanh nhân tiên phong trong ngành Thẩm mỹ và công tác thiện nguyện
(PLVN) - Với hơn 27 năm hoạt động trong ngành làm đẹp, TGĐ Phan Thị Mai - Người sáng lập thương hiệu Mailisa đã xây dựng một đế chế thẩm mỹ uy tín, có mặt tại 17 chi nhánh trên toàn quốc. Mailisa không chỉ là thương hiệu tiên phong trong công nghệ làm đẹp mà còn không ngừng mang đến giá trị cho cộng đồng.

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
(PLVN) -  Chiều ngày 13/3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty cổ phần Tân cảng miền Trung, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (16/3/2010 - 16/3/2025) cũng như đón nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Định.

Trường Đại học VinUni và Đại học NTU (Singapore) ký kết hợp tác liên minh chiến lược

Trường Đại học VinUni và Đại học NTU (Singapore) ký kết hợp tác liên minh chiến lược
(PLVN) -  Trường Đại học VinUni và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU – Singapore) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm thiết lập liên minh chiến lược, toàn diện và dài hạn. Đây là bước tiến quan trọng trong mục tiêu đưa VinUni vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới, góp phần thúc đẩy Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Nữ doanh nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nữ doanh nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
(PLVN) -  Trong kỷ nguyên hội nhập và chuyển đổi số mạnh mẽ, nữ doanh nhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà còn trở thành những người kiến tạo giá trị, thúc đẩy sự đổi mới và lan tỏa tinh thần phát triển bền vững.

Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) - Thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) - Thúc đẩy tăng trưởng bền vững
(PLVN) - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là tổ chức tài chính thuộc Chính phủ, hoạt động không vì lợi nhuận với mục tiêu hỗ trợ vốn cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của đất nước. VDB đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng ưu đãi, tài trợ xuất khẩu và đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như cơ sở hạ tầng, công nghiệp và năng lượng. Với sứ mệnh thúc đẩy tăng trưởng bền vững, VDB góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế vùng và ngành theo định hướng của Nhà nước.

Cập nhật sinh trắc học tại Sacombank dễ dàng qua VNeID

Với sự phối hợp giữa Trung tâm RAR và Sacombank, việc triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID sẽ không chỉ giúp người dân dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính mà còn góp phần bảo vệ an toàn thông tin và giảm thiểu rủi ro gian lận trong các giao dịch trực tuyến. Đại diện ký kết: Ông Phan Đức Hiệp - Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) và ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng giám đốc Sacombank
(PLVN) - Ngày 12/03/2025, Sacombank và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an đã ký kết hợp tác để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID, đánh dấu bước tiến mới của 2 Đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại mang lại tiện ích và tăng cường sự an toàn cho khách hàng.

Doanh nghiệp Mỹ phẩm Thái Lan vững tin khi đầu tư vào Việt Nam

Sản phẩm của SOL Coporation
(PLVN) - Việt Nam đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với hơn 41.000 dự án và tổng vốn đăng ký 496,7 tỷ USD từ 147 quốc gia (tính đến tháng 11/2024). Bên cạnh các nhà đầu tư lớn đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản..., gần đây, Thái Lan cũng đẩy mạnh hoạt động tại thị trường Việt Nam.

ACB tuyển dụng hơn 500 nhân sự mới

ACB khởi động chương trình tuyển dụng “Đối tác Sự nghiệp 2025 – Chuyển đổi - Kết nối - Học hỏi”, mở ra 500 cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trên toàn quốc.
(PLVN) - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa chính thức khởi động chương trình tuyển dụng “Đối tác Sự nghiệp 2025 – Chuyển đổi - Kết nối - Học hỏi”, mở ra 500 cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trên toàn quốc. Chương trình nhằm thu hút các ứng viên đam mê lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kinh doanh và phát triển khách hàng, với vị trí làm việc tại Hội sở và hơn 386 Chi nhánh/Phòng giao dịch trên toàn quốc.

Road to 8WONDER - 'Cơn địa chấn' nơi tâm điểm sống, vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc

Road to 8WONDER - 'Cơn địa chấn' nơi tâm điểm sống, vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc
(PLVN) -  Sau chuỗi sự kiện, lễ hội hấp dẫn diễn ra từ đầu năm 2025, Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) tiếp tục khuấy động làng giải trí bằng Lễ hội âm nhạc quốc tế Road to 8WONDER - The Next Icon. Sự kiện “bom tấn” không chỉ mang tới những trải nghiệm đẳng cấp giúp nâng tầm phong cách sống của dân đất Cảng mà còn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island, đưa nơi đây trở thành trở thành biểu tượng sống, vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc.