Sáng 2/3, "Triển lãm sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh Xuân Giáp Thìn năm 2024” đã được khai mạc tại Sân vận động xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất - Hà Nội. Tham dự triển lãm, Tham dự triển lãm, có các vị lãnh đạo đại diện một số cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội; ông Lê Minh Đức - Bí thư huyện ủy huyện Thạch Thất; ông Nguyễn Minh Hồng - Phó bí thư - Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thất...
Đại diện lãnh đạo huyện ủy, UBND, HĐND và các ban ngành huyện Thạch Thất tặng hoa chúc mừng Triển lãm. |
Về phía địa phương, có ông Nguyễn Trung Chi - Bí thư Đảng ủy; ông Đỗ Ngọc Quang - Chủ tịch UBND, các phó chủ tịch, các lãnh đạo phòng ban... Đặc biệt là sự tham gia của đông đảo những người thợ thủ công, các chủ doanh nghiệp, bà con nhân dân trong xã và các xã lân cận...
Ông Đỗ Ngọc Quang - Chủ tịch UBND xã Canh Nậu - phát biểu khai mạc Triển lãm. |
Phát biểu khai mạc Triển lãm, ông Đỗ Ngọc Quang - Chủ tịch UBND xã Canh Nậu - cho biết: Xã Canh Nậu nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thất - cách trung tâm huyện 4km, diện tích khoảng 5,06 km², với hơn 1,7 vạn dân - đứng thứ 2 toàn huyện về dân số. Người dân Canh Nậu có truyền thống nghề mộc (sản xuất đồ gỗ) lâu đời, hầu hết họ là những người thợ lành nghề, với bản tính hiền lành, thật thà, cần cù. Đến nay, sản phẩm của người Canh Nậu đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Các sản phẩm đồ gỗ truyền thống như Nhà kẻ truyền, đồ giả cổ, sập gụ, tủ chè, sập thờ, tủ thờ, án gian, cửa võng…của người thợ thủ công xã Canh Nậu được đánh giá rất cao bởi sự tinh xảo độ bền của sản phẩm. |
Trong số các làng nghề của mộc của huyện Thạch Thất, Canh Nậu là một trong những làng nghề tiêu biểu với sự đa dạng về về các sản phẩm nội thất gỗ như đồ thờ, nội thất gia đình, đồ thủ công mỹ nghệ... Đặc biệt, các sản phẩm đồ gỗ truyền thống như Nhà kẻ truyền, đồ giả cổ, sập gụ, tủ chè, sập thờ, tủ thờ, án gian, cửa võng… của người thợ mộc xã Canh Nậu được đánh giá rất cao bởi sự tinh xảo, độ bền của sản phẩm, giá cả hợp lý.
Năm 2002, làng nghề Đồ gỗ Canh Nậu đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) cấp Bằng công nhận làng nghề truyền thống.
Canh Nậu được biết đến là địa phương phát triển làng nghề theo hướng cha truyền con nối, người dân cùng đoàn kết hỗ trợ nhau làm nghề. |
Với tư cách là Trưởng ban Tổ chức Triển lãm, ông Quang cho biết: Triển lãm được kỳ vọng là cơ hội để các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm nghề mộc đến khách tham quan, người tiêu dùng trên địa bàn xã và huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn nghề mộc truyền thống.
Ông cũng tin tưởng hội chợ sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời là trải nghiệm thú vị, để lại ấn tượng sâu sắc về con người, văn hóa quê hương Canh Nậu trong lòng du khách tham gia.
Cũng trong buổi khai mạc, ông Nguyễn Trung Chi - Bí thư Đảng ủy xã Canh Nậu đã khẳng định giá trị, bản sắc của người thợ thủ công nói riêng và người dân làng nghề đồ gỗ xã Canh Nậu nói chung, ông cũng mong muốn người dân trong xã luôn nhận thức, gìn giữ giá trị của nghề làng nghề truyền thống của ông cha, luôn nỗ lực để phát triển uy tín, thương hiệu làng nghề, nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Một gian trưng bày các sản phẩm đồ gỗ nội thất theo phong cách hiện đại tại triển lãm. |
Ông Chi cũng cám ơn sự quan tâm, chỉ đạo định hướng của các cấp lãnh đạo huyện Thạch Thất dành cho xã. Ông cũng cho biết trong quá trình duy trì phát triển làng nghề, người dân còn gặp nhiều khó khăn về mặt bằng, vốn kinh doanh... Ông bày tỏ mong muốn lãnh đạo huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục có những sự chỉ đạo, định hướng, tạo điều kiện để hỗ trợ phát triển làng nghề địa phương.
Ông Nguyễn Trung Chi - Bí thư Đảng ủy xã Canh Nậu - mong muốn người dân trong xã luôn nhận thức, gìn giữ giá trị của nghề làng nghề truyền thống của ông cha, luôn nỗ lực để phát triển uy tín, thương hiệu làng nghề. |
Bí thư Đảng ủy xã Canh Nậu mong muốn quan khách tham dự triển lãm sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm, là cầu nối giao thương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Các vị khách tham quan triển lãm |
Theo đánh giá của người tham dự triển lãm, "Triển lãm sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh Xuân Giáp Thìn năm 2024" đã quy tụ những tinh hoa của làng nghề truyền thống xã Canh Nậu với sự đa dạng của sản phẩm được làm từ gỗ: Giường, tủ, bàn ghế, tủ bếp, cầu thang, đồ thờ, đồ trang trí... Sản phẩm có phong cách từ truyền thống tới hiện đại; được làm bằng nguồn nguyên liệu đa dạng từ gỗ công nghiệp tới các loại gỗ tự nhiên quý hiếm...
Một gian triển lãm nội thất gia đình của thương hiệu đồ gỗ Đức Linh |
Ông bà chủ thương hiệu đồ gỗ Mạnh Hằng đón tiếp khách tham quan triển lãm, đặt mua sản phẩm |
Tại triển lãm lần này, bên cạnh những sản phẩm đồ gỗ của làng nghề mộc truyền thống, Ban tổ chức cũng đã dành riêng một phần diện tích rất rộng để trưng bày sinh vật cảnh. Tuy không phải là sản phẩm kinh tế chủ lực của địa phương, nhưng những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm lần này đã thể hiện được phần nào bản sắc văn hóa, sự tài hoa tỉ mỉ, giá trị tinh thần của những người dân trong làng nghề mộc truyền thống xã Canh Nậu.
Cũng trong lễ khai mạc Triển lãm hôm nay, UBND xã Canh Nậu đã công bố quyết định của UBND huyện Thạch Thất cho phép thành lập Hội gỗ mỹ nghệ Canh Nậu. Sự ra đời của Hội Gỗ mỹ nghệ Canh Nậu được kỳ vọng sẽ giúp cho nghề làm đồ gỗ truyền thống của xã Canh Nậu ngày càng phát triển!