Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Nghị định về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 20/9/2023, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ Tư pháp tổ chức “Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ tư pháp) Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành; các đại biểu là đại diện các UBND, Sở Tư pháp cùng một số cơ quan chuyên môn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực miền Bắc và UBND các thành phố/thị xã/quận/huyện của tỉnh Quảng Ninh.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/02/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 31/03/2020, quy định những vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như: Trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động kiểm tra; thực hiện kết luận kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra; xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Qua 03 năm triển khai thi hành, công tác kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã đạt được những kết quả nhất định, ngày càng được quan tâm, chú trọng, từng bước đi vào nền nếp. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành, các cơ quan, đơn vị còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Kiểm tra trực tiếp các hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, một số địa phương đã ghi nhận những sai sót của người có thẩm quyền khi thi hành công vụ về xử lý vi phạm hành chính như: Biên bản lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản nhưng không ghi rõ lý do; biên bản gồm nhiều trang nhưng không ký vào từng trang biên bản; phần giao biên bản không trình bày theo đúng quy định hướng dẫn; sử dụng chưa đúng các mẫu biên bản, mẫu quyết định được ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; chưa ghi nhận quyền giải trình của đối tượng vi phạm theo quy định của Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa bảo đảm tính kịp thời và thời hạn theo quy định; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính; cá nhân vi phạm không ký vào phần giao nhận quyết định xử phạt; quyết định xử phạt xác định nhầm lẫn giữa hình thức phạt phổ sung với biện pháp khắc phục hậu quả; quyết định xử phạt không ghi nội dung tình tiết giảm nhẹ nhưng áp dụng mức phạt tiền thấp nhất của khung hình phạt. Việc đánh bút lục và lưu trữ hồ sơ về xử phạt vi phạm hành chính của một số cơ quan, đơn vị kiểm tra chưa được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Qua tổng hợp báo cáo từ các địa phương, qua 03 năm triển khai thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, cả nước ghi nhận có 155 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật trong THPL về XLVPHC, trong đó: khiển trách 107 trường hợp, cảnh cáo 28 trường hợp, hạ bậc lương 07 trường hợp, giáng chứng 01 trường hợp, cách chức 02 trường hợp và buộc thôi việc 06 trường hợp.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Nguyễn Quốc Hoàn phát biểu tại Hội nghị.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Nguyễn Quốc Hoàn phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, một số đại biểu cũng đã trình bày tham luận về thực tiễn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại cơ quan, đơn vị như, việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật trong Nghị định số 19/2020/NĐ-CP còn nhiều khó khăn, bất cập đối với cán bộ, công chức, viên chức có các hành vi vi phạm trong Nghị định sau khi nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.

Trong quá trình hoạt động kiểm tra chưa giao cho người có thẩm quyền kiểm tra (Trưởng đoàn kiểm tra) một số nhiệm vụ quyền hạn nhất định, nhất là trong khi kiểm tra phát hiện việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử phạt sai thẩm quyền, vi phạm các hành vi quy định tại Nghị định gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân để ngăn chặn và khắc phục kịp thời (như: tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt, hủy bỏ quyết định xử phạt...). Việc tự kiểm tra của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chưa được thực hiện thường xuyên và quyết liệt.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Một số cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt chưa cương quyết trong việc xử phạt vi phạm hành chính; ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân vi phạm còn hạn chế dẫn đến sự chậm trễ hoặc không thi hành quyết định xử phạt; việc áp dụng các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính không thống nhất (cùng một quy định nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau), gây khó khăn, lúng túng trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mặc dù đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm nhưng đội ngũ làm công tác này chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng nên chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cao.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Nguyễn Quốc Hoàn ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tham luận của Giám đốc Sở tư pháp Quảng Ninh, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Giang và Cục pháp chế và cải cách hành chính - Bộ Công an…, cũng như các kiến nghị, đề xuất. Thông qua Hội nghị, để có cơ sở đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện kết quả triển khai thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu, định hướng hoàn thiện pháp luật đối với công tác kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Bà Nguyễn Thúy Liễu , Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn

Nữ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tại Lạng Sơn

(PLVN) - Mạnh mẽ, quyết liệt trong vai trò là lãnh đạo của cơ quan có quyền công tố, đồng thời cũng đảm đang, tháo vát trong vai trò của một người vợ, người mẹ trong gia đình, bà Nguyễn Thúy Liễu , Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn nhận được nhiều bằng khen của lãnh đạo cấp trên cũng như những lời ngợi khen từ đồng nghiệp.

Đọc thêm

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Cần quy định chính sách đặc thù, vượt trội nhưng đảm bảo công tác quản lý

Cảnh phiên họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội đồng thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Luật KH,CN&ĐMST). Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) Bùi Thế Duy – cơ quan chủ trì soạn thảo; và thành viên Hội đồng thẩm định.

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.