Hội chợ “phá” triển lãm kinh tế biển

Hội chợ Triển lãm Kinh tế biển năm 2012 nhưng chẳng có “hơi hướng” gì về biển mà chủ yếu là các mặt hàng giày dép, quần áo, mắt kính, cây lau nhà, bộ mài dao… đại hạ giá.

Hội chợ Triển lãm Kinh tế biển năm 2012 nhưng chẳng có “hơi hướng” gì về biển mà chủ yếu là các mặt hàng giày dép, quần áo, mắt kính, cây lau nhà, bộ mài dao… đại hạ giá.

Catalog giới thiệu về Hội chợ rất
Catalog giới thiệu về Hội chợ rất "kêu".

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam với chủ đề “Việt Nam mạnh về biển, làm giàu từ biển” được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ ngày 1 đến ngày 8/6 là sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc gia với nhiều hoạt động quan trọng. Sự kiện này được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị, tiềm năng và thế mạnh của biển, đảo Việt Nam, đồng thời khơi dậy ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp xã hội đối với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thế nhưng, “Hội chợ Triển lãm Kinh tế biển năm 2012” kéo dài trong suốt tuần lễ là một hoạt động quan trọng đang không những làm mất đi tất cả những giá trị tốt đẹp nêu trên mà còn làm xấu đi rất nhiều môi trường du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo Catalog giới thiệu, Hội chợ mang tính chất chuyên ngành có quy mô hoành tráng với sự chỉ đạo, phối hợp, bảo trợ của nhiều bộ ngành Trung ương và trực tiếp Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là đơn vị đứng ra tổ chức, Công ty quảng cáo Tầm Nhìn Việt là đơn vị thực hiện. Đối tượng tham gia hội chợ thuộc các ngành khai thác, chế biến dầu khí, kinh tế hàng hải, khai thác chế biến hải sản, các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ với quy mô khoảng 200 gian hàng.

Tuy nhiên, thực tế tại Hội chợ đã diễn ra từ ngày 1/6 đến nay không có bóng dáng của bất kỳ một doanh nghiệp dầu khí, cảng, hãng tàu biển, logistic,... thậm chí cũng không có cả các doanh nghiệp hải sản, du lịch nào. Hội chợ về kinh tế biển nhưng chẳng có “hơi hướng” gì về biển với chủ yếu là các mặt hàng giày dép, quần áo, mắt kính, cây lau nhà, bộ mài dao… đại hạ giá và quy mô còn không bằng buổi đưa hàng Việt về nông thôn.

Liên quan duy nhất đến biển tại Hội chợ là khu ẩm thực và cũng là khu thảm hại nhất. Chủ các gian hàng ẩm thực đều cho biết, thấy Hội chợ được tổ chức có quy mô quá lớn và Ban Tổ chức nhiệt tình mời, nên đã lặn lội từ Tp.HCM, Tiền Giang, Tây Ninh…đến tham gia. Nhưng mới ngày đầu tham gia, các gian hàng này đã gặp phải những tình huống "khóc dở, mếu dở" mà không biết xoay xở thế nào. Là khu ẩm thực nhưng không được bố trí cấp nước và không có nơi thoát nước, không được bố trí thùng rác! Vì không có nước nên các gian hàng ẩm thực đã phải đi lấy nước từ… nhà vệ sinh để dùng.

Cả Hội chợ được bố trí duy nhất 1 nhà vệ sinh di động nên riêng việc lấy nước cũng phải xếp hàng. Không có chỗ thoát nước, nên nước rửa bát đũa tại mỗi gian hàng đành phải đổ tại chỗ, chảy tràn ra lênh láng cộng với rác, thức ăn thừa chất đống sau mỗi gian hàng đã bắt đầu bốc mù hôi khó chịu.

Chủ các gian hàng cho biết, họ rất bức xúc và lo lắng cho sự bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng khi phản ánh đều không được Ban Tổ chức giải quyết, trong khi thời gian Hội chợ còn rất dài, nên nguy cơ mất vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng, mất uy tín thương hiệu đang hiển hiện ngay trước mắt.

Không yên tâm bán hàng cũng không đảm bảo an toàn vệ ính thực phẩm cho khách, các doanh nghiệp ẩm thực muốn dỡ hàng về nhưng lại không được đơn vị tổ chức cho phép.Ccác gian hàng này cho biết đã phải hạn chế hoặc bỏ hẳn việc bán các mặt hàng sử dụng nước nhiều…

Không những thế, đơn vị tổ chức còn có dấu hiệu lừa dối các doanh nghiệp tham gia hội chợ khi trong sơ đồ vẽ một khu vực bố trí 7 gian hàng và một doanh nghiệp xin thuê hết nhưng thực tế chỉ bố trí được 3 gian, không đủ diện tích cho doanh nghiệp đó. Theo kế hoạch, ngày 2/6 được xác định là ngày khai mạc hội chợ nhưng không thấy diễn ra mà không hề có lý do.

Các gian hàng còn phản ánh nếu muốn có điện thì phải trả tiền công đắt. Ngay trong tối đầu tiên diễn ra hội chợ đã xảy ra mất điện tới 7-8 lần và tới 23h còn xảy ra chập điện khiến cả khu hội chợ náo loạn….

Đoàn Mạnh Dương

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...