Hoàn thiện thể chế nhìn từ góc độ phòng chống dịch bệnh COVID-19

Hoàn thiện thể chế nhìn từ góc độ phòng chống dịch bệnh COVID-19
(PLVN) -Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên quy mô toàn quốc. Từ đó cho đến nay, mỗi đợt bùng phát dịch đều đặt ra những thách thức lớn cho các cơ quan nhà nước cả ở trung ương và địa phương trong việc đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cũng như xử lý các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19. Đây là dịch bệnh hết sức nguy hiểm, chưa có tiền lệ, tác động rất lớn đến sức khoẻ, tính mạng của con người, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và tình hình kinh tế - xã hội của các quốc gia. Ngày 31/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng liên quan đến bệnh truyền nhiễm do vi rút Corona. Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19 trên quy mô toàn quốc. Từ đó cho đến nay, mỗi đợt bùng phát dịch đều đặt ra những thách thức lớn cho các cơ quan nhà nước cả ở trung ương và địa phương trong việc đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cũng như xử lý các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phản ứng chính sách kịp thời

Dưới góc độ thể chế, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp và các văn bản pháp luật có liên quan, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, quy định, tổ chức triển khai các biện pháp cấp bách phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ngay sau khi dịch bệnh chớm bùng phát, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Tiếp đó, để phù hợp với tình hình phòng chống dịch trong từng giai đoạn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan đã có nhiều văn bản, đề ra các biện pháp linh hoạt nhằm kiểm soát dịch hiệu quả, trong đó tạp trung nhất là các chỉ thị số 15, 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ... Với nguyên tắc chống dịch là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, các biện pháp được chỉ đạo căn cứ vào mức độ nguy cơ rủi ro của dịch bệnh bao gồm: cách ly y tế, giãn cách xã hội tại các điểm dịch, vùng dịch; hạn chế xuất nhập cảnh, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tạm đình chỉ các họat động kinh doanh không thiết yếu; hạn chế hoặc dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng; cho học sinh, sinh viên nghỉ học hoặc chuyển sang học trực tuyến; bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà; hoãn, dừng việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các sự kiện tập trung đông người; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phòng chống dịch... Các biện pháp này đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần bước đầu kiểm soát dịch bệnh ở nước ta, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Bước sang năm 2021, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có quy mô lớn, tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tác động rất tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở rà soát các biện pháp cần thiết đã và sẽ phải thực hiện để phòng chống dịch, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, đưa vào Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất khóa XV nội dung tán thành việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện 8 nhóm giải pháp cấp bách trên các lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh; tài chính, ngân sách; an ninh trật tự và an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống Nhân dân; thông tin truyền thông... Đặc biệt, Quốc hội cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (1) quyết định áp dụng các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan; (2) quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng chống dịch; (3) sử dụng các hình thức nghị quyết, chỉ thị, công điện, công văn và các hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền để quy định, tổ chức triển khai các biện pháp cấp bách phục vụ công tác phòng chống dịch.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, chỉ trong thời gian 3 tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 06 văn bản để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch COVID-19. Chính phủ đã ban hành 13 nghị quyết, nghị định để quy định những giải pháp, biện pháp cấp bách về phòng chống dịch Covid-19 theo thẩm quyền. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều ý kiến chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch (theo thống kê sơ bộ, có hơn 90 văn bản bao gồm quyết định, chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ). Các văn bản do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đã bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến những lĩnh vực như việc sử dụng nguồn lực chi cho phòng, chống dịch; vấn đề vắc-xin phòng Covid-19, thuốc điều trị Covid-19 và sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm giá điện, cước viễn thông, giá nước sạch sinh hoạt; cơ cấu lại, gian hạn nợ, miễn giảm lãi suất tín dụng; việc cung ứng hàng hóa, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh việc ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống và kiểm soát dịch… Các Bộ, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc chủ động, linh hoạt, bám sát tình hình, kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện yêu cầu phòng chống dịch bệnh theo lĩnh vực, địa bàn. Gần đây nhất, trên cơ sở kinh nghiệm bước đầu được đúc kết từ công tác phòng, chống dịch và thực tiễn tình hình dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 ban hành Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; trong đó, xác định chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch với tổng thể các biện pháp chống dịch được áp dụng trên phạm vi toàn quốc phù hợp với 4 cấp độ dịch là nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, nguy cơ cao và nguy cơ rất cao.

Trong lĩnh vực tư pháp, trước tác động của đại dịch COVID 19 và dự kiến tình hình dịch bệnh còn có thể kéo dài, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến các quy định về tạm đình chỉ giải quyết tin báo tố giác tội phạm, tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ truy tố vì lý do bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh...; Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Quốc hội cho phép tổ chức phiên toàn trực tuyến để khắc phục tình trạng một số vụ án đến hạn nhưng không thể đưa ra xét xử theo quy định do đương sự, bị cáo đang cư trú hoặc bị tạm giam ở vùng có dịch nên không thể trực tiếp tham gia phiên tòa.

Có thể thấy rằng, cùng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các văn bản mới được ban hành nêu trên là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hết sức cấp bách đối với những vấn đề chưa có tiền lệ phát sinh trong quá trình phòng, chống đại dịch COVID-19. Đây cũng là thể hiện của việc phản ứng chính sách một cách rất kịp thời của các cơ quan có thẩm quyền theo phương châm "chống dịch như chống giặc".

Còn có văn bản phải thay đổi khi vừa có hiệu lự

COVID

-19 thời gian qua, bao gồm cả những văn bản được ban hành trước và sau khi phát sinh đại dịch, có thể thấy rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống các văn bản này cũng còn một số điểm cần được rà soát, hoàn thiện thêm. Cụ thể:

- Pháp luật điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được quy định tập trung trong Luật Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Theo đó, Luật này quy định các biện pháp chống dịch được áp dụng tùy thuộc vào 02 mức độ của dịch bệnh là sau khi (1) công bố dịch hoặc (2) công bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy các quy định của Luật về các biện pháp phòng chống dịch thông thường và phòng chống dịch trong tình trạng khẩn cấp không có nhiều khác biệt, chưa dự liệu đầy đủ các biện pháp, chính sách cần áp dụng trong điều kiện dịch bệnh (như tài chính, ngân sách, an sinh xã hội); thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia... cũng chưa đầy đủ, rõ ràng để bảo đảm các cơ quan này kịp thời ban hành các biện pháp mạnh và tổng thể để phòng chống dịch. Trong khi đó, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp là văn bản quy định tập trung nhất về các biện pháp được áp dụng trong tình trạng đặc biệt này thì đã ban hành từ năm 2000, trước khi có Hiến pháp năm 2013, nhiều quy định về cơ bản còn chung chung và chưa toàn diện, không còn phù hợp với thực tiễn. Đó là chưa kể đến nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến kinh tế, an ninh trật tự…

- Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành được soạn thảo và ban hành với nội dung chủ yếu để áp dụng trong điều kiện bình thường, với phương thức hoạt động truyền thống, trực tiếp mà chưa chú trọng dự liệu đến tình trạng cấp bách do dịch bệnh, thiên tai, địch họa. Một số văn bản có quy định về biện pháp, chính sách đặc thù trong trường hợp đặc biệt, cấp bách nhưng chưa cụ thể, rõ ràng. Mặt khác, thực tế chống dịch trong thời gian qua cho thấy, trong điều kiện dịch bệnh, việc thay đổi phương thức thực hiện từ trực tiếp sang phương thức phi truyền thống, gián tiếp trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân là đòi hỏi rất khách quan, tuy nhiên, cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề này còn chưa đầy đủ, toàn diện. Bên cạnh đó, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hạn, thời hiệu để giải quyết công việc tuy đã có dự liệu đến tình huống cấp bách về dịch bệnh nhưng qua thực tiễn cũng cho thấy các quy định này còn có vướng mắc, nhất là trong điều kiện phải thực hiện giãn cách xã hội (chẳng hạn như thời hạn giải quyết thủ tục hành chính; thời hạn điều tra, truy tố, xét xử trong tố tụng hình sự; thời hạn thi hành án dân sự, hành chính…).

- Đối với các văn bản mới được ban hành để chỉ đạo chung công tác phòng chống dịch chủ yếu là các nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị, công điện, công văn của Thủ tướng Chính phủ, công văn của các Bộ, cơ quan. Các hình thức văn bản này mang tính chất hành chính, chỉ đạo, điều hành; mặc dù Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội đã cho phép Chính phủ trong quá trình thực hiện được sử dụng các hình thức này và các hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền để quy định, tổ chức triển khai các biện pháp cấp bách phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhưng các biện pháp này cũng được giao có thời hạn, cụ thể là đến hết ngày 31/12/2022. Mặt khác, do một số biện pháp cấp bách được Quốc hội cho phép áp dụng có thể là các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp nên đòi hỏi phải được hướng dẫn kịp thời, thống nhất; song thực tế cho thấy công tác này triển khai còn chậm, dẫn đến việc tổ chức thực hiện ở một số nơi còn thiếu nhất quán, thậm chí có dấu hiệu "cát cứ". Bên cạnh đó, có trường hợp do việc nghiên cứu, tham mưu ban hành văn bản của một số địa phương chưa được chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng dẫn đến phải thay đổi khi vừa có hiệu lực, gây thắc mắc trong dư luận.

Khẩn trương rà soát các quy định về phòng, chống dịch

Tổ chức Y tế thế giới, các nhà khoa học và quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể được kiểm soát hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng virus mới làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều quốc gia thay đổi ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh.

Ở nước ta, với quan điểm Thích ứng an toàn vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an dân, an sinh, trật tự an toàn xã hội, bên cạnh việc tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật hiện hành, Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội và các văn bản đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành thời gian qua, việc đầu tư nghiên cứu, rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID - 19 để đề xuất hoàn thiện là cần thiết. Trong đó, có thể cân nhắc một số định hướng sau:

Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương rà soát, tổng kết các quy định có liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống dịch để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung. Trong đó, cần ưu tiên rà soát các biện pháp chống dịch đã được quy định trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của công tác này thời gian qua; chú trọng việc trao quyền mạnh mẽ hơn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch, chính quyền các địa phương để quyết định kịp thời các biện pháp cần thiết, linh hoạt, bao gồm cả các biện pháp về y tế, hành chính và an sinh xã hội, với nguyên tắc bảo đảm phù hợp với mức độ rủi ro của dịch bệnh và thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Thứ hai, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để đề xuất việc hoàn thiện các quy định có liên quan bảo đảm không chỉ áp dụng trong điều kiện bình thường mà cả trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chẳng hạn như quy định về đăng ký lưu hành thuốc, thử nghiệm vắc xin, về thành lập cơ sở khám chữa bệnh, mở rộng loại hình khám chữa bệnh, thu hút y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch; một số quy định về tài chính, ngân sách, thuế; quy định về giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quy định về các hành vi vi phạm làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự... Trong đó, đối với những vấn đề cấp bách cần quy định khác với quy định của luật hoặc chưa có luật điều chỉnh thì khẩn trương tổng hợp, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo tinh thần Nghị quyết số 30/2021/QH15; về lâu dài, cần đề xuất sửa đổi, bổ sung luật cụ thể bảo đảm phù hợp với lộ trình đã được xác định trong Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan cũng cần nghiên cứu để sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất Chính phủ, Quốc hội từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh về phương thức thực hiện các công việc, thủ tục từ trực tiếp sang phương thức phi truyền thống, gián tiếp, chẳng hạn như học tập, làm việc, sản xuất, kinh doanh, giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công (trong đó có một số việc quy định hiện hành yêu cầu phải trực tiếp như đăng ký kết hôn, công chứng hợp đồng, giao dịch...), việc xử phạt vi phạm hành chính, việc xét xử của tòa án,... theo hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Đồng thời, cũng cần rà soát, căn chỉnh các quy định liên quan đến thời hạn, thời hiệu bảo đảm hợp lý, khả thi đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Thứ ba, trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh, biến dổi khí hậu và cả các yếu tố an ninh phi truyền thống khác được dự báo sẽ diễn biến khó lường, ngày càng tác động, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục các tình huống này, bên cạnh các quy định của pháp luật chuyên ngành, việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh chung như pháp luật về tình trạng khẩn cấp, phòng thủ dân sự... là rất cần thiết.

Riêng đối với pháp luật về tình trạng khẩn cấp, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, cần nghiên cứu, xây dựng một đạo luật về tình trạng khẩn cấp để thay thế Pháp lệnh hiện hành bảo đảm khả thi, phù hợp với thực tiễn. Luật này ngoài việc quy định về nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tổ chức thực hiện, cũng cần thể chế hóa bằng luật các quy định để điều chỉnh về các biện pháp xử lý các tình huống đặc biệt nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ người dân, tổ chức, doanh nghiệp bị tác động, nhất là nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Việc ban hành Luật này sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, tiền khẩn cấp, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Đọc thêm

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo, ngày 30/10/2024. Ảnh: TTXVN
(PLVN) -Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Cô giáo Lê Thị Lan Phương: “Người lái đò” thắp sáng tri thức pháp luật cho học sinh nơi dải đất biên cương

Cô giáo Lê Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
(PLVN) -Sau bao năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô giáo Lê Thị Lan Phương đã để lại nhiều dấu ấn cho các thế hệ học trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Cô vinh dự được nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (6 lần); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng.

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý
(PLVN) - Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF), với tư cách là cơ quan chủ quản, ngày 19/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý – Phần về điều ước quốc tế, kinh nghiệm quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh: Tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II
(PLVN) - PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh hiện là Phó Bí thư Đảng ủy; Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II - ông là một trong những cá nhân có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phong trào thi đua yêu nước. Trải qua hành trình sự nghiệp hơn 20 năm, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và thành tựu, góp phần vào sự phát triển của nền giáo dục chính trị tại Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo Bộ Tư pháp cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đến thăm, chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và gửi lẵng hoa tươi thắm đến các cơ sở giáo dục, đào tạo luật thuộc Bộ Tư pháp.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, nếu pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế. Do đó, yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.