Hoãn đưa cụ Rùa lên cạn

Việc đưa cụ rùa hồ Gươm, Hà Nội, lên cạn trị thương dự định tiến hành hôm qua không thực hiện được do nhiệt độ xuống thấp.

Việc đưa cụ rùa hồ Gươm, Hà Nội, lên cạn trị thương dự định tiến hành hôm qua không thực hiện được do nhiệt độ xuống thấp.

Trước đó, kế hoạch đưa cụ lên gò Rùa vào ngày 4/3 cũng không thành.

Rùa hồ Gươm bị thương ở đầu, cổ và chân
Rùa hồ Gươm bị thương ở đầu, cổ và chân

“Nếu hôm qua nhiệt độ trên 20 độ C, công việc đưa cụ lên cạn sẽ tiến hành nhưng rất tiếc nhiệt độ lại thấp hơn. Mặt khác, một vài thiết bị như thuyền chuyên dụng, thiết bị làm ấm còn thiếu, nên thời gian đưa cụ lên bị lùi lại”, ông Nguyễn Ngọc Khôi, thành viên Hội đồng chữa trị cụ rùa cho biết nguyên nhân.

Bác sĩ thú y Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, chủ tịch Hội đồng chữa trị cụ rùa, nhấn mạnh rằng việc cứu chữa cụ phải làm cẩn thận. “Ngày 7/3, ban chỉ đạo rùa hồ Gươm sẽ trình lên thành phố duyệt các giai đoạn cứu rùa. Cụ rùa là là biểu tượng linh thiêng, động vật quý hiếm, nên việc cứu chữa không thể tùy tiện”, ông Đăng nói.

Hôm qua, nghi thức cúng lễ tại đền Ngọc Sơn và tháp Rùa diễn ra trước khi lai dẫn rùa hồ Gươm về nơi chữa trị. Đội dẫn dắt rùa hồ Gươm khoảng 30 người, do ông Nguyễn Ngọc Khôi làm đội trưởng đã chỉ đạo nhóm tiến hành khảo sát mặt hồ, tìm đường đi những nơi cụ hay nổi, nơi thuận tiện cho việc quây lưới bắt cụ.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, mực nước hồ hiện đang rất thấp, chỗ sâu nhất chỉ đạt 95cm.

Các việc chuẩn bị để đưa cụ Rùa lên cạn đã hoành thành. Sở Nông nghiệp đã nhận đủ lưới mềm, bể chữa trị cho Rùa đã được lắp đặt xong, các bao cát đã tạo thành lối thoai thoải dẫn lên gò Rùa, hàng rao xung quanh gò cũng được hoàn tất.

Khoảng 20 bè trồng cây thủy trúc đã được thả ở trên hồ nhằm làm giảm nồng độ ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc dọn vệ sinh quanh hồ, bổ sung nguồn nước sạch, các bẫy rùa tai đỏ được đặt thêm.

Đội lai dắt rùa hồ Gươm ra tháp Rùa làm lễ trước khi đưa cụ lên cạn
Đội lai dắt rùa hồ Gươm ra tháp Rùa làm lễ trước khi đưa cụ lên cạn
Theo kế hoạch, khi cụ Rùa nổi lên, người ta sẽ dùng lưới vây bắt. Khi cụ lặn xuống, máy dò siêu âm sẽ được đưa ra nhằm xác định vị trí của cụ. Sau khi bắt được sẽ đưa cụ Rùa vào bể cứu thương lắp đặt ở chân tháp Rùa có đường kính 5m. Khi việc chữa trị hoàn tất, cụ Rùa sẽ đưa sang bể dưỡng thương có đường kính 15 m trước khi được trả về hồ.

Hôm qua rất nhiều người dân tới khu vực hồ Hoàn Kiếm để xem cụ Rùa lên cạn thế nào.

Bà Trần Thị Hằng, 53 tuổi, ở phố Hàng Trống, cho biết mấy ngày nay, ngày nào bà cũng ra hồ Gươm để xem đưa cụ Rùa lên cạn. "Lần nào ra đây tôi cũng nghe thấy nói là chưa bắt cụ lên. Lâu thế này thì không biết cụ Rùa có qua nổi không”.

Đa số những người mong ngóng xem Rùa cho rằng cụ đã bị bệnh trầm trọng. "Dạo này cụ nổi nhiều quá, chắc là bệnh nặng", ông Trần Thế Tri, 66 tuổi, nhà ở phố Huế, nói. "Nếu hồ Gươm mà không có Rùa thì thật hụt hẫng".

Cụ rùa liên tục nổi vào ngày hôm qua
Cụ rùa liên tục nổi vào ngày hôm qua
Hôm qua, Rùa nổi lên tới 7 lần đoạn cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn, khu vực phía đường Lê Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng, mỗi lần nổi từ 15 đến 20 phút.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...