"Hiệp sỹ" của chim

Chim trời đang có nguy cơ bị hủy diệt. Tuy nhiên, vẫn có những người nuôi chim trời với một tâm hồn hoàn toàn không vụ lợi.
 
Chim trời đang có nguy cơ bị hủy diệt. Tuy nhiên, vẫn có những người nuôi chim trời với một tâm hồn hoàn toàn không vụ lợi.
Tiếng kêu khóc của sinh linh bé nhỏ
Đã một thời gian dài, ở trên vỉa hè phố phường Hà Nội người ta vẫn bắt gặp những người bán hàng trăm chú chim bị vặt trụi lông rất tội nghiệp. Thôi thì đủ loại chim, được những gã săn bẫy, rồi lái buôn thu mua về, mang lên phố làm món hàng cho dân nhậu. 
Một thời gian, dư luận bất bình, việc làm độc ác như thế bị cấm trên phố. Người ta lại chuyển về bán ở những nơi khác, khuất nẻo hơn. Vào những ngày này, tình trạng bán chim trời lại tái diễn ở đoạn đường Hoàng Hoa Thám, cạnh công viên Bách Thảo, đoạn đường Lê Duẩn cạnh công viên Lê Nin, khu vực cầu Văn Điển… 
Một cụ già thấy thương những chú chim nhỏ, bị bàn tay của một người đàn bà vặt lông, đứng co ro, đau đớn, miêng kêu chiêm chiếp thì tỏ ra bất bình: “Không ít người vì mục đích mưu sinh, vì lợi nhuận đã tìm mọi cách săn bắt cho bằng được để có những “mẻ chim” mang đi bán lấy tiền. Có thể công việc này không được cho là ác độc, nhưng nhìn vào đó chúng tôi thật sự thấy đó là hành vi ghê rợn. Chúng nào có tội tình gì, chỉ là những con vật bé nhỏ, làm đẹp cho làng quê, cho chính cuộc sống của chúng ta. Cần phải bảo vệ chúng chứ!” 
Nếu ai cũng nghĩ được như cụ già nọ thì hàng ngàn chú chim trời đã chẳng phải nằm trên đĩa, trở thành món mồi nhậu thơm phức, hoặc bị “cầm tù” trong những chiếc lồng sơn son, mỹ miều nhưng rất đỗi cô đơn.
Giờ, ở nhiều vùng quê vẫn có những gã hành nghề săn chim rất chuyên nghiệp. Họ có những cái bẫy lạnh lùng và ác độc giăng ở khắp nơi, những khẩu súng đen ngòm, chỉ chờ bóng dáng của loài chim là được giương lên.
 Dường như, con người ngày càng tàn độc hơn với các loài chim, nhất là chim trời. Chúng bị săn đuổi, tìm giết, bị truy lùng ở khắp mọi nơi, cả ở trong rừng, ở đồng quê, ở phố xá. Loài và số lượng của chúng bị thu hẹp dần, có những loài đã thật sự biến mất khỏi cuộc sống.
 Những “hiệp sĩ” của chim
Trái lại những hành động có phần độc ác đó, chúng ta có “hiệp sĩ” của thiên nhiên, những người sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ chim trời, nuôi dưỡng chúng, cho chúng không gian bình yên.
Trên phố Quán Sứ có bà Kính, người đã ở tuổi 86 nhưng rất yêu chim sẻ, lấy việc cho chim ăn, hằng ngày vãi thóc cho chúng là niềm vui tuổi già.
Bắt đầu từ năm 1973, bà Kính hay sang chùa Quán Sứ vãi thóc cho chim ăn. Gần 6 năm nay, đàn chim sẻ bay về tíu tít trước cửa nhà, bà cho chúng ăn, coi chúng như những đứa cháu tội nghiệp. Lũ chim thường đậu đầy trên mái nhà, đậu trên cả những cây cổ thụ và lúc nào thấy bóng dáng bà bước ra sân là chúng lại sà xuống. Số tiền khoảng 300 nghìn mỗi tháng mua thóc, được trích từ tiền lương hưu của bà. 
Tại ngã tư Bà Triệu - Tô Hiến Thành, Hà Nội cũng có một bà bán nước chè, suốt 10 năm qua nuôi “đàn con” của mình là hàng trăm chú chim sẻ. Hơn 20 năm qua, hàng nước nhỏ bé của bà Tim vẫn tồn tại và bình dị như thế. 
Ngày nào bà cũng bầy nước rất sớm và dọn hàng rất muộn để tiếp đón những vị khách bình dân. Khoảng 10 năm trước, khi bà ngồi bán nước thì tự nhiên có mấy chú chim sẻ sà xuống, nhảy lích chích trước mặt tìm mồi. Sẵn có ít bỏng ngô vụn, bà vãi ra cho chúng. Không hề sợ hãi, chúng liền mải mê nhặt, ăn cho bằng hết. Hôm sau, lũ chim lại tìm đến và bà Tim đã chủ động gói một ít gạo, thế là bà “khao” cả lũ. 
Lũ chim như nhận ra sự gần gũi, trái tim nhân hậu của bà nên yên tâm đến gần bà mỗi khi được cho ăn.
Với tình yêu và sự chăm sóc của bà, đàn chim về ngày một đông hơn, bây giờ đã lên đến vài trăm con. Chúng tập trung càng nhiều thì thức ăn tiêu tốn càng lắm. Để đàn chim được no bụng, mỗi ngày bà Tim phải mất đến gần 1kg gạo và vài lạng thóc. Nếu nhân với 10 năm thì đó là cả một khoản không hề nhỏ.
Xa Hà Nội hơn chút nữa ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có “hiệp sĩ” Đặng Đình Quyển, còn ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) có “người mẹ cò” Vũ Thị Khiêm, xã Đông Xuyên (Yên Phong, Bắc Ninh).  “Người mẹ cò” có cả một vườn cò lớn do người dân bảo vệ. Nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước vẫn có những vườn chim được bảo vệ cẩn thận. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ, số người bảo vệ chim trời vẫn quá ít và trên đường đi kiếm ăn chúng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Con người đang sống và tác động quá mạnh mẽ vào tự nhiên, đang hủy hoại thiên nhiên và làm nguy hại đến chính mình. 
Ngô Hải Miên

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.