Hiểm họa chất thải y tế

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Thống kê của Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho thấy, cả nước có 13.674 cơ sở y tế, trong đó có: 1.253 bệnh viện, 1.037 cơ sở thuộc hệ dự phòng, 100 cơ sở đào tạo, 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 Trạm y tế xã. Chỉ tính riêng khối bệnh viện, mỗi ngày phát thải khoảng 450 tấn chất thải rắn, trong đó, khoảng 47 tấn chất thải nguy hại. Tổng lượng nước thải y tế (NTYT) từ các bệnh viện khoảng 125.000m3. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đeo khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa sự lây lan. Theo tính toán, một chiếc khẩu trang y tế 3 lớp trọng lượng khoảng 30g. Nếu có 100 triệu chiếc khẩu trang y tế 3 lớp thải bỏ thì mỗi ngày có 300 tấn rác thải loại này.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, khoảng 80% chất thải từ các cơ sở y tế là chất thải thông thường và 20% còn lại là chất thải y tế (CTYT) nguy hại. Với lượng phát thải lớn và ngày càng tăng, CTYT đang gây ra những hiểm họa khôn lường.

Các chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học và dược phẩm, chất gây độc tế bào, chất thải phóng xạ có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người. 

CTYT có thể tác động xấu tới môi trường, làm phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất,... có thể làm ô nhiễm bụi, tạo ra các khí Axit, Dioxin, Furan, kim loại nặng. Việc chôn lấp có thể phát sinh các chất gây ô nhiễm cho môi trường không khí như CH4, H2S. 

Hiện hầu hết các cơ sở y tế chưa quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải, đặc biệt là các trạm y tế tuyến xã. Theo thống kê, trong số 13.674 cơ sở y tế trên cả nước hiện mới có khoảng 60% cơ sở có hệ thống xử lý NTYT đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn; 40% còn lại vẫn chưa đạt. Như vậy, về NTYT ở cả tuyến bệnh viện tuyến Trung ương và tỉnh đều chưa đạt mục tiêu đề ra. 

Hằng ngày vẫn còn lượng chất thải rất lớn từ các bệnh viện chưa được xử lý xả trực tiếp ra môi trường, là nguồn lây nhiễm bệnh tật nguy hiểm. Thế nhưng, việc đầu tư nguồn lực cho hệ thống xử lý chất thải tại các cơ sở y tế hiện nay chưa được như mong muốn, thậm chí có bệnh viện, người đứng đầu không quan tâm đúng mức đến vấn đề này.

Còn khoảng 400 bệnh viện cần được đầu tư mới hoặc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Mặt khác, tại các bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý NTYT, công tác vận hành, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng còn khó khăn do thiếu kinh phí vận hành và thiếu cán bộ có chuyên môn kỹ thuật phù hợp để quản lý... 

Trong khi đó, tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý tại tuyến Trung ương là 95%, tại tuyến tỉnh là 71,2% và ở tuyến huyện là 78,4%, tuyến xã chưa được quan tâm đúng mức.  

Chi phí xử lý CTYT lớn cũng đang gây khó khăn cho các cơ sở y tế. Theo số liệu từ các bệnh viện, để xử lý 1kg chất thải rắn nguy hại cần ít nhất là 15.000 đồng và để xử lý 1m3 NTYT cần 6.500 đồng. Đó là chưa tính đến kinh phí đầu tư các thiết bị, dụng cụ và xây dựng các hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại và hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Chỉ tính riêng 1.250 bệnh viện, mỗi năm đã và đang phải chi ra hơn 500 tỷ đồng. 

Trước vấn nạn CTYT, việc tìm ra các biện pháp xử lý đang trở nên bức thiết. Trong đó, giảm thiểu chất thải được coi là giải pháp hiệu quả để hạn chế lượng phát thải, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí.

Theo đó, các cơ sở y tế cần tập trung vào khâu mua sắm vật tư, lựa chọn nhà cung cấp các sản phẩm mà quá trình sử dụng ít làm phát sinh chất thải nhất, những sản phẩm có lượng đóng gói ít nhất. Đối với các thùng đựng chất thải, các dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn,... cần có kế hoạch mua sắm các sản phẩm có thể tái sử dụng.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch mua sắm phù hợp với nhu cầu hoạt động của cơ sở y tế, nhất là đối với các loại dược phẩm để giảm tối đa các loại dược phẩm quá hạn sử dụng phải thải bỏ. Việc lựa chọn những loại dược phẩm thân thiện môi trường thay thế các loại dược phẩm có chất độc hại trong điều trị bệnh nhằm giảm phát thải ra môi trường các chất thải nguy hại khi thải bỏ cũng cần được chú tâm.

Phân loại CTYT tại nguồn được xem là giải pháp căn cơ. Theo thống kê, có tới 80% chất thải từ các cơ sở y tế là chất thải thông thường. Nếu được phân loại tại chỗ sẽ giảm được lượng chất thải nguy hại cần xử lý, giảm được lượng chất độc hại thải ra môi trường; nâng cao khả năng tái chế đối với nhiều loại chất thải, tăng nguồn thu cho các đơn vị.

Tái sử dụng và tái chế CTYT cần được đặc biệt chú trọng. Thực tế cho thấy một phần CTYT có giá trị tái chế, tái sử dụng đang bị đốt hoặc chôn lấp lãng phí. Một số dụng cụ, thiết bị y tế có thể tái sử dụng nếu chúng được thiết kế ngay từ đầu để dùng lại sau khi qua khâu khử trùng…

Tin cùng chuyên mục

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Đọc thêm

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.