Hệ lụy từ cụm mỏ đá Tân Cang

Khói bụi từ một mỏ khai thác đá.
Khói bụi từ một mỏ khai thác đá.
(PLVN) - Cụm mỏ khai thác đá Tân Cang tại phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai có hàng chục mỏ khai thác đá hoạt động. Những mỏ đá khai thác nhiều năm đã gây tác động rất lớn đến môi trường, đặc biệt là sinh thái của sông Buông, con sông cung cấp nước tưới tiêu; và nguồn sống của nhiều hộ dân khu vực. 

Cá chết, cây không đậu trái

Không thể phủ nhận vai trò của các mỏ khai thác đá trong việc phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhưng bên cạnh sự phát triển đó, cái giá phải trả về môi trường là không nhỏ. Nhiều hộ dân sinh sống nơi đây không những mất đất vườn, mất nguồn thu nhập mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, xáo trộn cuộc sống. 

Từ cầu sông Buông, đi theo đường dân sinh, xuôi dòng sông, vào khu dân cư thuộc khu phố Đồng, gặp ông Ngô Mạnh Tuất, một trong nhiều hộ dân kiếm kế sinh nhai từ sông Buông. 

Thu nhập chính của gia đình phần lớn trông vào hai hầm nuôi cá của gia đình nằm cạnh con sông. Những năm gần đây dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá nuôi chết hàng loạt. Thiệt hại về kinh tế khiến cuộc sống gia đình đã vất vả nay càng khó khăn. 

Mỏ đá gây hại cho sinh kế người dân.
 Mỏ đá gây hại cho sinh kế người dân.

Theo ông Tuất, sông Buông hiện bị tác động quá nhiều từ các hoạt động khai thác đá, làm nước sông ô nhiễm, không còn trong sạch như xưa. Chỉ cần một đợt xả từ các mỏ đá, cá chết trắng ao, cả nhà vớt đem chôn không kịp. 

Nhiều hộ dân khác sống hai bên bờ sông Buông cũng chịu những tác động tiêu cực tương tự. Bà Hà Thị Kim Trọng (ngụ tổ 9, ấp Miễu) nhiều năm nay không thể trồng được cây ăn quả trong vườn do bụi từ công trình khai thác đá khiến cây không thể đậu trái. 

Đối diện khu vườn gia đình bà, chủ mỏ xây lên một trạm nghiền đá công suất lớn hoạt động từ sáng sớm đến 21h đêm. Không chỉ gây ra bụi, tiếng ồn, mỏ đá còn đổ đất đá lấn dòng chảy sông Buông, bơm nước phục vụ cho việc rửa cát đá, khiến đất vườn sụt lở nghiêm trọng. Chưa kể việc mùa khô máy nghiền đá nghiền ồ ạt suốt ngày, suốt đêm. Tiếng ồn cộng với bụi ô nhiễm khiến gia đình bà nghẹt thở. 

Nỗi khiếp đảm trên QL51

Một hệ lụy khác từ cụm mỏ đá là các xe ben chuyên dùng vận chuyển đá gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm khói bụi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, gây nạn ùn tắc kéo dài khiến QL51 trở thành nỗi khiếp đảm của người dân mỗi khi qua lại tuyến đường huyết mạch này.

Bất cứ ai khi tham gia giao thông trên QL51 đoạn đi qua địa bàn phường Phước Tân đều ngán ngẩm về tình trạng khói bụi. Nguyên nhân là các xe ben trọng tải lớn xếp thành hàng từ phía trong đường chuyên dùng khu mỏ đá Tân Cang đổ ra QL51 rồi hòa vào dòng người đang tham gia giao thông. Khói động cơ cũng như bụi đá từ các thùng xe ben rơi vãi xuống đường tạo thành làn sương độc hại. 

Hộ ông Đào Khắc Thảo cùng nhiều hộ dân nằm ngay ngã ba nút giao QL51 và đường chuyên dùng phục vụ mỏ đá. Từ khi tuyến đường chuyên dùng đưa vào hoạt động thì cửa hàng kinh doanh của ông cũng như các cửa hàng lân cận buôn bán khó khăn hơn do quá bụi, đông xe, ít ai dám dừng xe mua hàng. Nhìn dòng xe ben ùn ứ, liên tục bóp còi, động cơ gầm gừ, ông Thảo chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán.

Bụi mù mịt do xe chở đá “cày” nát các con đường.
 Bụi mù mịt do xe chở đá “cày” nát các con đường.

Ông Thảo cho hay từ khi mỏ đá hoạt động, đoạn đường này đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông với hàng chục người thiệt mạng từ các va chạm với xe ben. Xe ben trọng tải nặng chạy với tốc độ cao là “hung thần” gây kinh hoàng, khiếp sợ với người đi đường.

Bên cạnh đó, tình trạng kẹt xe thường xuyên tại ngã ba vào đường chuyên dùng phục vụ khu mỏ luôn là nỗi ám ảnh cho tài xế cùng người tham gia giao thông khi qua khu vực.

Bà Giang Thị Lý (một người dân địa phương) bức xúc: “Không hiểu vì sao mà xe ben có thể ngênh ngang đi hàng hai hàng ba, bất chấp các quy định về an toàn giao thông. Chưa hết, việc lắp đèn xanh, đèn đỏ chỉ để sử dụng cho xe ben mỏ đá đi qua đi lại cũng khiến chúng tôi thắc mắc “phải chăng có đặc quyền dành cho “hung thần” ra vào các mỏ khai thác đá?”. 

Một vụ tai nạn do xe chở đá gây ra.
 Một vụ tai nạn do xe chở đá gây ra.

Xâm hại sông Buông, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, mất an toàn giao thông… phải chăng một phần đến từ việc cấp phép hoạt động cho các mỏ đá Tân Cang mà không có bản đánh giá tác động môi trường tổng thể?

Theo nhiều ý kiến, chỉ với bản đánh giá tác động môi trường riêng lẻ của từng mỏ, thì việc khai thác đá song song với bảo vệ môi trường trở nên thiếu đồng bộ. Năm 2019, tỉnh Đồng Nai đã phải rà soát, đánh giá lại các tác động môi trường tổng thể tại cụm mỏ đá Tân Cang.

Có ý kiến băn khoăn phải chăng nguồn lợi từ khai thác cụm mỏ đá quá lớn khiến một số cán bộ “nương tay” trong việc xử lý những hậu quả mà các mỏ đá này gây ra?

Mời bạn đọc đón đọc kỳ sau.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.