"Hậu" lụt ở Hà Nội : nước đọng lại, tiền "chảy" đi đâu?

Trận mưa ngày 13/7 đã dìm Hà Nội nhiều nơi trong biển nước, khiến người dân băn khoăn hàng trăm triệu USD của Dự án tiêu thoát chảy đi đây và tại sao hiệu quả việc thoát nước lại không được cải thiện?

Trận mưa ngày 13/7 đã dìm Hà Nội nhiều nơi trong biển nước, khiến người dân băn khoăn hàng trăm triệu USD của Dự án tiêu thoát chảy đi đây và tại sao hiệu quả việc thoát nước lại không được cải thiện?

b
Nước ngập mênh mông

Chết trong nhà, “ông” điện vô can

Cái chết thương tâm của cô sinh viên Nghiêm Thị Xuân Mai khiến những người sống trong ngõ ngõ 158, Ngọc Hà vẫn chưa hết bàng hoàng. Vẻ khá dè dặt, một phụ nữ ở số nhà 58 cho biết, nạn nhân đã được đưa về quê, bà  không muốn nói thêm gì lúc này. Còn lãnh đạo CA phường Đội Cấn cho biết hiện hồ sơ đã chuyển quận, chưa thể kết luận được chính xác chết do nguyên nhân gì, nhưng nhiều khả năng là do điện.

Tìm đến phố Trương Định, hiện thi thể hai người phụ nữ chết tại cửa hàng gas trên phố này đang được lưu ở Bệnh viện Bạch Mai, chờ người ở quê đến làm thủ tục. Trung tá Trần Long Vân, Trưởng CA phường Trương Định cho biết: Khi nhận thông tin, CA phường đã xuống tận nơi và bảo vệ hiện trường, đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu, tham mưu Đảng ủy, chính quyền hỗ trợ  tiền cho gia đình nạn nhân, báo cáo sự việc lên cho các cơ quan chức năng xử lý… Hồ sơ ban đầu hiện phường đã chuyển lên CA quận xử lý theo thẩm quyền.

Liên quan đến  3 cái chết thương tâm này, trao đổi với phóng viên PLVN, đại diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội nói rằng nguyên nhân không có lỗi của ngành điện. Vị này phân tích,  trường hợp là chị Nghiêm Thị Xuân Mai chết là do mưa ngập gây hở ổ điện trong nhà. Hai nạn nhân ở  nhà số 67 Trương Định  chết cũng do mưa ngập, ô tô đi qua làm sóng nước gây đổ bình gas kéo ổ điện rơi xuống nước gây giật điện. “Một số thông tin đổ tội cho nghành điện không cắt điện nên khi nước ngập dẫn đến chết người là chưa đúng vì đây là đường điện gia đình” –Trung tá Vân quả quyết.

Dù người nhà nạn nhân hiện chưa thể hiện thái độ về nguyên nhân gây nên những cái chết bất ngờ, thương tâm của con em họ, nhưng dư luận khá bức xúc. “Không thể đổ hết lỗi cho dân. Nếu như nguyên nhân gây ngập úng nặng của trận mưa là do các công trình đại lễ thi công ngổn ngang, do thoát nước yếu kém thì việc nhà dân ngập dẫn đến chết người thì ngành điện, chính quyền không thể nói là vô can ”-  ông Trần Đại ở Hoàng Mai nói.  Chị Hoàng Quỳnh Nga, ở Dịch Vọng lo lắng: “Mưa, ngập lụt, giao thông ùn tắc, không lạ gì với Hà Nội nhưng đừng để dân phải quen với cảnh cứ mưa là có người chết vì điện và chẳng ai phải chịu trách nhiệm”. Trong khi Bà Nguyễn Minh Lương, sống cạnh ngôi nhà nơi nạn nhân Mai chết kiến nghị: Chúng tôi rất lo khi  có ngập lụt. Cứ có mưa gây ngập úng nặng ngành điện nên cắt điện hết cho an toàn. Đã xảy ra việc đau lòng rồi thì có nói cũng vậy, vấn đề là điện lực nên có cách bảo vệ dân.

b
Ngành nước nói gì?

Hàng trăm triệu đô la vẫn không thoát kịp nước?

Cũng tương tự với việc chết vì điện, cả Hà Nội ngập chìm trong nước, mọi hoạt động đình trệ, thiệt hại đo được bằng tiền nhưng không ai nhận trách nhiệm. “80 điềm ngập được đổ tội cho các công trình phục vụ Đại lễ đang thi công dở dang khiến nước khó thoát nhanh, hàng loạt kênh mương thoát nước bị nhiều công trình khác xâm phạm gây cản trở dòng chảy khiến cho nước mưa càng bị dồn ứ trong khu vực nội thành là những giải thích hết sức vô trách nhiệm”, một người dân bức xúc về giải thích của người có chức trách.

Được biết, sau trận “đại hồng thủy” năm 2008, Hà Nội đã chi hàng trăm triệu USD cho dự án thoát nước với mong muốn sớm cải thiện tình trạng úng ngập mỗi khi có mưa lớn. Dự án này được chia thành 2 giai đoạn với số tiền gần 550 triệu USD để mau chóng hoàn thành vào năm 2013. Theo thiết kế, hệ thống tiêu thoát của thủ đô sẽ chống chịu được với những trận mưa liên tới 310 mm diễn ra trong hai ngày, nhưng khi chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa là dự án hoàn thành mà chỉ với trận mưa kéo dài 2 giờ hôm 13/7 dù lượng mưa chỉ đạt 130mm (chỉ bằng 1/3 so với lượng mưa kỷ lục vào năm 2008) nhưng Hà Nội vẫn ngập sâu, ngập rộng. Không thể không đặt câu hỏi, 2 năm qua số tiền đầu tư để cải thiện năng lực thoát nước đã được chính quyền TP Hà Nội sử dụng vào mục đích gì và tại sao hiệu quả việc thoát nước lại không được cải thiện? 

Chưa hết giận, sau trận mưa vừa qua, ông Nguyễn Lê, Giám đốc Cty Thoát nước Hà Nội lại khiến nhiều người dân thủ đô “nóng mặt” khi phát ngôn: “Nếu thành phố Hà Nội ngay bây giờ giao cho công ty thoát nước 1.000- 2.000 tỷ đồng, bảo phải làm thế nào để nội đô khỏi ngập mỗi khi mưa lớn thì chúng tôi cũng chịu”.

Trong cả ngày hôm qua, phóng viên báo PLVN online đã nhiều lần liên lạc với Cty thoát nuớc Hà Nội- cơ quan trực tiếp tham mưu cho UBND TP Hà Nội đầu tư “siêu” dự án thoát nước để mong có một trả lời thỏa đáng nhưng không được vì một vị lãnh đạo cơ quan này cáo lỗi, đang bận báo cáo tình hình ngập lũ với lãnh đạo TP nên chưa thể trả lời báo.

“Theo thống kê sau trận mưa chưa phải lớn vừa qua đã có tới  80 điểm ngập và hàng trăm điểm ùn tắc trên toàn thủ đô nhưng chỉ cách đây không lâu vị lãnh đạo cao nhất của ngành thoát nước Hà Nội lại tự tin tuyên bố rằng: Thủ đô giờ chỉ còn 25 điểm úng ngập nếu có mưa lớn xảy ra và sẽ khắc phục rất nhanh khi hết mùa mưa”

Phi Hùng- Hà Linh

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...