Hậu Giang đạt nhiều kết quả trong ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 14/3, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong thực hiện Đề án 06; đồng thời yêu cầu, tới đây các thành viên Tổ Công tác của tỉnh, huyện, xã tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của tỉnh trong thực hiện Đề án. Đối với các chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện còn chậm, các đơn vị tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành dứt điểm mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, “Yêu cầu sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ được giao để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án; các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin tiếp tục đồng hành với cơ quan nhà nước trên địa bàn nhằm phát triển hạ tầng số, tiên phong sáng tạo các ứng dụng số phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, đặc điểm của từng địa phương, đảm bảo công tác chuyển đổi số thực sự đem lại hiệu quả thực chất, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh” - ông Thanh nêu rõ.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu sở, ngành các cấp, phải tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đảm bảo dữ liệu thông tin dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”.Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu sở, ngành các cấp, phải tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đảm bảo dữ liệu thông tin dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi việc thực hiện số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, văn bản chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Công an tỉnh hàng tháng, quý phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Tổ Giúp việc làm việc với từng sở, ban, ngành, địa phương đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ Đề án, tập hợp các “điểm nghẽn” của từng đơn vị để báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06; chỉ đạo công an cấp huyện, xã tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đảm bảo dữ liệu thông tin dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”, cấp thẻ căn cước công dân, định danh điện tử...

Qua 2 năm triển khai Đề án 06, các cấp, các ngành, địa phương ở tỉnh có nhiều cách làm sáng tạo, đến nay tỉnh cơ bản hoàn thành nhiệm vụ Kế hoạch triển khai Đề án 06 đề ra. Cụ thể, đến tháng 02/2024, tỉnh đã cung cấp hơn 1.830 dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia, trong đó có gần 1.600 DVC trực tuyến một phần (chiếm 87,2%), 235 DVC trực tuyến toàn trình (chiếm 12,8%). Đồng thời, đến nay có 95/95 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tỷ lệ sử dụng căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng VNeID trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt 99,87%.

Ngành giáo dục và đào tạo đã sử dụng ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử để xử lý hồ sơ tuyển sinh đối với thủ tục xét tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú, thủ tục đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh và thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT; chỉ đạo 100% cơ sở giáo dục ở địa bàn thành thị bắt buộc phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và khuyến khích các cơ sở giáo dục ở vùng nông thôn thanh toán không dùng tiền mặt.

Đến nay, 8/8 đơn vị cấp huyện phối hợp bưu điện cùng cấp thực hiện chi trả qua tài khoản cho hơn 4.930 đối tượng, trong đó gần 2.640 người có công, 2.290 người bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh đã cập nhật, đồng bộ dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; chuẩn hóa, kiểm duyệt, ký số và đồng bộ hơn 18.020 hồ sơ cán bộ lên Kho cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống” theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Dịp này, UBND tỉnh tặng bằng khen cho 5 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Đề án 06 trong 2 năm qua.

Đọc thêm

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.
(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.

46 xã ở Bến Tre được công nhận xã An toàn khu

Nhà truyền thống của Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam). Ảnh: bentre.gov.vn
(PLVN) - Ngày 1/11/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thuộc tỉnh Bến Tre.

Thành phố Vĩnh Yên tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tham quan thực tế

Các đại biểu tham quan trong nhà máy
(PLVN) - Mới đây, Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên tổ chức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác Việt Nam 1 (VPIC1). Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả Đề án 687 về phát triển giáo dục & Đào tạo thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2020-2025