Hám của gian, nguyên trưởng công an huyện bị truy tố

Người dân đào bới tìm trầm kỳ tại khu rừng xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn
Người dân đào bới tìm trầm kỳ tại khu rừng xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn
(PLO) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa vừa hoàn tất hồ sơ vụ án, chuyển đến VKSND tỉnh Khánh Hòa đề nghị truy tố 5 bị can, trong đó 4 bị can nguyên là cán bộ Công an huyện Khánh Sơn. Đứng đầu là Nguyễn Thành Trung (nguyên Trưởng Công an huyện Khánh Sơn) về hành vi “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. 
Đã từng được lọt tội 
Trước nạn phá rừng hết sức nghiêm trọng tại huyện miền núi Khánh Sơn, đầu năm 2012 Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc. 
Sau hai tháng thực hiện công tác kiểm tra, tháng 6/2012 UBKT Tỉnh đã kết luận: “Trong thời gian làm Trưởng Công an huyện Khánh Sơn, ông Trung đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận 20 ha đất rừng đầu nguồn, sau đó thuê người chặt hạ hàng trăm mét khối gỗ tròn các loại bán cho bọn buôn lậu; Đồng thời, có dấu hiệu bao che  khai thác và vận chuyển gỗ trái phép; Để việc khai thác, vận chuyển gỗ diễn ra thường xuyên trên địa bàn nhưng không có biện pháp ngăn chặn; Dùng xe cơ giới san ủi, làm đường dài hơn 560m khi chưa được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Việc làm con đường này chỉ với mục đích tạo điều kiện cho “lâm tặc” khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Bên cạnh đó, ông Trung còn chiếm đoạt 4ha đất rừng trong diện tích rừng nhận khoán của người khác cho cá nhân mình. Ngoài ra, mặc dù không phải là đối tượng được nhận tiền hỗ trợ giống trồng rừng theo quy định, nhưng ông Trung vẫn tạo dựng hồ sơ giả để nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để vụ lợi
Xuất phát từ hành vi phá rừng nói trên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam hàng loạt cán bộ rừng phòng hộ Khánh Sơn gồm: Hồ Ngọc Hà -cán bộ BQL rừng; Huỳnh Long Vấn -Giám đốc BQL rừng; Lương Văn Thảnh- cán bộ BQL ; Nguyễn Thanh- Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng  về hành vi “Hủy hoại rừng”. 
Thế nhưng, ông Nguyễn Thành Trung không bị khởi tố mà chỉ bị giáng cấp từ Thượng tá xuống Trung tá; được điều chuyển về làm Phó Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa. Phải chăng, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Khánh Hòa đã bỏ lọt tội phạm (!?)
Tiếp tục được bỏ lọt tội ?
Vừa bị kỷ luật về làm Phó Giám thị Trại giam Công an tỉnh Khánh Hòa, ông Trung nghe tin ở huyện Khánh Sơn người dân tìm được rất nhiều trầm kỳ, ngay lập tức Trung về Khánh Sơn móc nối với các “đệ tử” thân cận tìm cách ăn chặn trầm kỳ của người dân.                      
Kết qủa điều tra cho thấy: Tháng 9/2012 tại khu rừng xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn xuất hiện hàng nghìn người dân đến đào bới tìm trầm kỳ, làm ảnh hưởng đến khu rừng trồng và làm mất trật tự an ninh trên địa bàn. 
Trước tình hình trên, UBND huyện Khánh Sơn thành lập Đội kiểm tra liên ngành gồm các lực lượng Công an, Huyện đội, Kiểm lâm và Ban quản lý rừng phòng hộ. Trong đó, giao Công an huyện làm thường trực, phối hợp với các lực lượng chức năng ngăn chặn không cho người dân đào bới, hủy hoại rừng. Đồng thời, vận động người dân về lại quê hương.
Thế nhưng, Đội liên ngành này đã không thực hiện theo đúng nội dung quy định, mà còn “bật đèn xanh” cho các phu trầm với thỏa thuận: “nếu tìm được trầm thì chia đôi” (!?) Chính vì vậy, ngày 26/9/2012 nhóm của ông Nguyễn Ngọc Thừa (trú huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đào được khoảng 1,5 kg trầm kỳ, sau đó giao cho ông Trần Lệ Kiên (Đội liên ngành) cất giữ và tìm cách tiêu thụ. 
Sau khi nhận 1,5 kg trầm kỳ từ ông Thừa, Kiên giao cho Trung mang về TP.Cam Ranh tiêu thụ. Trung đem tiền về huyện Khánh Sơn chia cho nhóm của ông Thừa (người tìm được Trầm) 1,6 tỷ đồng, đưa cho  Vũ Anh Trung (Đội liên ngành) 1,4 tỷ đồng, và chia cho nhóm của Luân Văn Nam 800 triệu đồng.
Cũng trong thời gian này, nhóm ông Huỳnh Trung Nghĩa (trú huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đào được một cục trầm kỳ (khoảng 0,5 kg) và đã đưa cho Nguyễn Hồng Hà (nguyên Đội trưởng Đội CSGT huyện Khánh Sơn) cất giữ. Sau đó, Hà cũng giao cho Trung mang đi bán được 350 triệu đồng. Số tiền này nhóm của Hà được chia 195,5 triệu đồng, nhóm của Nam cũng được chia 130 triệu. 
Mong rằng, VKSND tỉnh Khánh Hòa sẽ xem xét lại nội dung của vụ án, yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa điều tra làm rõ hành vi phạm tội của từng bị can; Trong đó, xác định chính xác hậu quả pháp lý và hành vi phạm tội đối với bị can Nguyễn Thành Trung, tránh tình trạng bỏ sót người lọt tội như vụ án “hủy hoại rừng” nói trên.      

Đọc thêm

254 bị can bị truy tố liên quan đến vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bị can Trần Kỳ Hình - Nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. (Ảnh: CA)
(PLVN) - Ngày 26/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau cảnh báo khẩn

Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau cảnh báo khẩn
(PLVN) - Tối 26/3, ông Trần Quốc Chính – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau (TTTT) thông báo về việc cảnh giác với hành vi giả danh cán bộ, công chức Sở này gọi điện nhằm mục đích lừa đảo.

Bắt thêm nhiều bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil

Đại tá Phan Thành Bá thông tin tại buổi họp báo (Ảnh: CAND).
(PLVN) - Đại diện lãnh đạo Cục An ninh điều tra Bộ Công an thông tin, liên quan đến vụ án Xuyên Việt Oil, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 11 bị can, trong đó mới bắt tạm giam thêm 4 người về hành vi "Đưa, Nhận hối lộ".

Khởi tố, bắt tạm giam 'Shark' Thủy

Nguyễn Ngọc Thủy. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an đang xác minh, giải quyết Đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.