Hải Phòng kỳ vọng “cú hích” từ các dự án công nghiệp lớn

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Hải Phòng sẽ đưa một loạt các dự án sản xuất công nghiệp lớn vào hoạt động. Những dự án lớn này được kỳ vọng sẽ tạo “cú hích” cho nền kinh tế của thành phố cảng.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Hải Phòng sẽ đưa một loạt các dự án sản xuất công nghiệp lớn vào hoạt động. Những dự án lớn này được kỳ vọng sẽ tạo “cú hích” cho nền kinh tế của thành phố cảng.

Hải Phòng kỳ vọng các dự án công nghiệp lớn và các dự án cơ sở hạ tầng sẽ tạo động lực vực dậy nền kinh tế. Ảnh: MH
Hải Phòng kỳ vọng các dự án công nghiệp lớn và các dự án cơ sở hạ tầng sẽ tạo động lực vực dậy nền kinh tế. Ảnh: MH

Tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua

Theo báo cáo của UBND TP Hải Phòng, từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hải Phòng chỉ đạt 5,7% - thấp nhất trong 10 năm gần đây; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) cũng tăng trưởng thấp, chỉ đạt trên 3,8%, trong đó một số ngành kinh tế từng là “mũi nhọn”  trong thời gian qua, như sản xuất thép, đóng mới, sửa chữa tàu biển, sản xuất thiết bị điện, nay có mức tăng trưởng âm, từ 15 đến gần 40% so với cùng kỳ.

Mặc dù lạm phát được kiềm chế nhưng hoạt động đầu tư lại bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể, tổng mức đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ duy trì mức tăng trưởng hơn 1,79%, chỉ có 12 dự án được cấp mới, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách giảm 2,3%; mức tăng trưởng tín dụng vẫn giảm, tổng dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm của các tổ chức tín dụng trên địa bàn giảm 3% so với cùng kỳ.

Những khó khăn này đã khiến nguồn thu nội địa và thu từ hải quan trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 20.033 tỷ đồng, bằng 40% dự toán ngân sách được HĐND TP Hải Phòng đề ra.

Trong sáu tháng đầu năm, Hải Phòng cấp đăng ký thành lập mới cho gần 1.000 DN. Tuy nhiên, có đến hơn 10.000 DN báo cáo cơ quan chức năng đề nghị tạm ngừng hoạt động, tạm đóng mã số thuế.

Lãnh đạo TP Hải Phòng thừa nhận, nhiều chỉ tiêu KT – XH chưa đạt yêu cầu đề ra, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng chưa cao… Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng chậm có nguyên nhân chủ quan do công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữ lãnh đạo một số ngành chưa chủ động, chưa kịp thời xử lý các vướng mắc, còn hiện tượng đùn đẩy né tránh, nặng về thủ tục văn bản, chưa đề xuất được các giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Cần những “cú hích” lớn

Để tạo động lực phục hồi nền kinh tế được kỳ vọng là “đầu tàu” phía Bắc, ông Đan Đức Hiệp – Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hải Phòng cho biết, từ nay đến cuối năm, TP phấn đấu đẩy mạnh tiến độ triển khai một loạt các dự án lớn, như dự án nhà máy Fuji Xerox, nhà mày JX Nippon Oil & Energy, nhà máy sản xuất máy văn phòng của Cty Kyocera – vốn đầu tư FDI đến từ Nhật Bản, nhà máy xơ sọi Polyester Đình Vũ, các tổ máy số 3, số 4 nhà máy nhiệt điện Hải Phòng.

Ông Hiệp chia sẻ, những dự án sản xuất công nghiệp lớn cùng hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn như Khu bay Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện sẽ có tác động thúc đẩy Hải Phòng và cả vùng phát triển.

Ngoài các dự án kể trên, một loạt các dự án sử dụng vốn ODA như dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1 – JICA, dự án giao thông đô thị do Ngân hàng Thế giới tài trợ cũng được Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ. Ngoài ra, Hải Phòng đã hoàn thành các thủ tục cần thiết để cấp phép cho dự án sản xuất đồ điện tử, điện máy trị giá 300 triệu USD của Tập đoàn LG Elactronic – Hàn Quốc vào Khu công nghiệp Tràng Duệ.

Đồng thời với việc củng cố nguồn lực, TP cũng đang đẩy mạnh nguồn thu, cụ thể là tăng cường công tác đấu giá quyền sử dụng đất, rà soát lại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, dự án phát triển kinh doanh nhà còn nợ tiền sử dụng đất. Trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ cương quyết tổ chức cưỡng chế để thu hồi nợ đọng tiền ngân sách, phấn đấu đến hết năm 2013, tổng số các DN nợ đọng tiền thuế Nhà nước chỉ chiếm dưới 5% tổng số thu ngân sách của Hải Phòng.

Ông Nguyễn Văn Thành – Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng nhấn mạnh, các cơ quan chức năng TP cần tập trung đôn đốc các chủ đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, nguồn vốn, mặt bằng để đấy nhanh tiến độ các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn. Tập trung công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và các khu công nghiệp trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đất tư là nhiệm vụ trọng tâm của Hải Phòng từ nay đến cuối năm 2013.

Linh Nhâm

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.